IV. VẬN DỤNG CAO
Câu 1: Nguyễn Trãi đến với nghĩa quân Lam Sơn như thế nào?
Câu 2: Em hãy cho biết kế sách đánh giặc của Nguyễn Trãi trong khởi nghĩa Lam Sơn?
Bài Làm:
Câu 1:
- Nguyễn Trãi đến với nghĩa quân lam Sơn:
+ Năm 1416, Nguyễn Trãi trốn khỏi Đông Quan, nơi bọn giặc Minh quản thúc ông và sau đó dâng Bình Ngô sách cho Lê Lợi ở Lỗi Giang, Thanh Hóa.
+ Nguyễn Trãi đứng trong hàng ngũ chiến đấu của nghĩa quân Lam Sơn từ những ngày ở Lỗi Giang, nhưng tên tuổi, sự nghiệp của ông ghi lại trong lịch sử của dân tộc chỉ từ sau khi nghĩa quân Lam Sơn rút về núi Chí Linh lần thứ ba, tức là từ năm 1423 trở đi.
+ Khi tới Lỗi Giang, Nguyễn Trãi đã làm lễ ra mắt lãnh tụ nghĩa quân Lam Sơn bằng bản Bình Ngô sách của ông nói về kế sách để đánh thắng giặc.
Câu 2:
- Kế sách lớn của Nguyễn Trãi là đánh vào lòng dân. Theo Nguyễn Trãi, nhân nghĩa là cội nguồn của cuộc sống. Có nhân nghĩa thì thành công, không nhân nghĩa thì thất bại.
- Binh pháp “đánh vào lòng người” của Nguyễn Trãi đã giúp khởi nghĩa Lam Sơn trong việc thu phục lòng dân khi tiến quân mở rộng cuộc khởi nghĩa.
+ Năm 1425, khi nghĩa quân tiến vào Nghệ An, nhân dân đều vui mừng, tranh nhau đem trâu, rượu ra đón khao nghĩa quân và xin gia nhập vào nghĩa quân.
+ Khi nghĩa quân Lam Sơn cho một bộ phận quay trở lại đánh úp Tây Đô thì nhân dân Thanh Hóa đều thi nhau đến cửa quân, xin hãng hải ra sức để mưu báo đền.
+ Khi tiến ra Bắc, nghĩa quân Lam Sơn được nhân dân các lộ Đông Kinh cùng phiên trấn các xứ hân hoan, tranh nhau đem bò, dê, lương thực đến để khao tướng sĩ.
+ Cuối năm 1426, khi quân ta tiến ra vây thành Đông Quan trong 3 ngày đầu, nhân dân kinh lộ và các phủ châu huyện cùng các tù trưởng ở biên trấn đều tấp nập đến cửa quân, xin ra sức liều chết để đánh thành giặc các nơi.
- Khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi cũng chính là do có đội quân lấy nhân nghĩa làm đầu. Có nhân nghĩa sẽ tạo ra được một đội quân không có kẻ thù nào có thể đánh thắng được. Đó chính là đỉnh cao của binh pháp “đánh vào lòng người” của Nguyễn Trãi.