III. VẬN DỤNG
Câu 1: Tác phẩm nào được mệnh danh là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của nước Đại Việt? Nêu hoàn cảnh lịch sử của tác phẩm và tác giả biên soạn.
Câu 2: Nguyễn Trãi đã hỗ trợ Lê Lợi như thế nào trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?
Câu 3: Nhân vật lịch sử nào là người đã có công tạo ra bước ngoặt lịch sử cho khởi nghĩa Lam Sơn vào cuối năm 1424? Trình bày vai trò của nhân vật đó trong cuộc khởi nghĩa.
Câu 4: Kể tên những nhân vật lịch sử có vai trò quan trọng to lớn đối với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
Câu 5: Vì sao nói khởi nghĩa Lam Sơn là một cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc có tính nhân dân rộng rãi?
Bài Làm:
Câu 1:
- Tác phẩm Bình Ngô đại cáo được mệnh danh bản tuyên ngôn độc lập lần thứ hai (sau bài thơ Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt) của nước Đại Việt.
- Hoàn cảnh: Năm 1428, kháng chiến chống quân Minh thắng lợi, Lê Lợi yêu cầu Nguyễn Trãi soạn Bình Ngô đại cáo. Đây là khúc ca khải hoàn của cuộc kháng chiến chống quân Minh giành thắng lợi do Nguyễn Trãi biên soạn.
Câu 2:
- Nguyễn Trãi đã tham mưu cho Lê Lợi phép dùng binh là biết lấy mềm đánh cứng, lấy yếu thắng mạnh, cho nên phần nhiều đều dẫn tới thắng lợi.
- Nguyễn Trãi ở bộ phận tham mưu. Ý kiến tham mưu của ông trong các trường hợp được Lê Lợi nghe theo.
- Nguyễn Trãi được thay mặt Lê Lợi đảm nhiệm những công việc quan trọng như viết thư chiêu hàng, thảo hịch, ra tuyên cáo, vào thành thương thảo với Vương Thông.
- Năm 1428, kháng chiến chống quân Minh thắng lợi, Lê Lợi yêu cầu Nguyễn Trãi soạn Bình Ngô đại cáo. Đây là khúc ca khải hoàn của cuộc kháng chiến chống quân Minh giành thắng lợi. Bình Ngô đại cáo là bản tuyên ngôn độc lập lần thứ hai (sau bài thơ Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt) của nước Đại Việt.
Câu 3:
- Nguyễn Chích là người đã có công tạo ra bước ngoặt lịch sử cho khởi nghĩa Lam Sơn vào cuối năm 1424.
- Vai trò của Nguyễn Chích trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:
+ Tháng 10-1424, Bộ chỉ huy Lam Sơn đã có một hội nghị quân sự rất quan trọng. Tại hội nghị này, Nguyễn Chích đã hiến kế xuất sắc, đó là tiến quân đánh Nghệ An, được Bộ chỉ huy Lam Sơn nhiệt liệt tán thành.
+ Từ tháng 10-1424 trở đi, Nguyễn Chích thường hầu cận bên cạnh Lê Lợi và đóng góp cho Lê Lợi cũng như Bộ chỉ huy Lam Sơn nhiều ý kiến giá trị. Ông có mặt thường xuyên trong Bộ chỉ huy Lam Sơn và tham gia quyết định những vấn đề quan trọng, góp phần không nhỏ vào thắng lợi chung của khởi nghĩa Lam Sơn.
Câu 4:
- Những người trực tiếp lãnh đạo và chỉ huy cuộc khởi nghĩa: Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Nguyễn Chích
- Ngoài ra, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn còn có vai trò to lớn của Trần Nguyên Hãn, Phạm Văn Xảo, Lý Triện, Đinh Lễ, Nguyễn Xí, Nguyễn Biểu, Lê Lai,... những người đã sớm đến với Lê Lợi, đến với nghĩa quân Lam Sơn để cùng nghĩa quân chiến đấu và chiến thắng.
Câu 5:
- Từ núi rừng Lam Sơn, mùa xuân năm 1418, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa, kêu gọi toàn dân nổi dậy chống giặc Minh xâm lược.
- Lam Sơn là nơi khởi phát khởi nghĩa. Những năm tháng đầu tiên hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn trên địa bàn Thanh Hóa. Đây là giai đoạn hoạt động dài nhất, gian khổ nhất, có lúc rơi vào tình thế phải giảng hòa hai năm để củng cố lực lượng.
- Nhưng với nghị lực phi thường, lại được nhân dân đùm bọc, chở che, giúp đỡ, nên nghĩa quân đã vượt qua bao khó khăn nguy hiểm, dần khôi phục và phát triển được phong trào.
- Sau khoảng thời gian xây dựng và củng cố lực lượng trên địa bàn núi rừng Thanh Hóa và theo hiến kế của Nguyễn Chích, năm 1424, nghĩa quân Lam Sơn đã tiến vào đánh chiếm Nghệ An – nơi đất rộng, người đông, tạo thành cơ sở để thu hút nhân lực, tài lực. Từ đó, mở rộng giải phóng Tây Đô và Đông Quan. – Cuối năm 1424, nghĩa quân giải phóng Nghệ An, sau đó giải phóng một vùng rộng lớn từ Thanh Hóa đến đèo Hải Vân rồi tiến tới giải phóng Đông Quan vào cuối năm 1427.
- Trong những thắng lợi mang tính chất quyết định đến cục diện của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, sự tham gia và đóng góp của các địa phương (Thuận Hóa, Hà Tĩnh, Nghệ An, Ninh Bình, Hòa Bình, Bắc Giang),... Điều đó thể hiện tính nhân dân rộng rãi, lòng dân quyết định mọi thành bại của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Đây là đặc điểm nổi bật nhất và là cội nguồn sức mạnh của cuộc khởi nghĩa.
=>Khởi nghĩa Lam Sơn là một cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc có tính nhân dân rộng rãi