Câu hỏi tự luận mức độ nhận biết Lịch sử 7 Kết nối bài 16: Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427)

I. NHẬN BIẾT

Câu 1: Trong 20 năm đô hộ nước ta nhà Minh đã thi hành những chính sách tàn bạo và thâm độc như thế nào?

Câu 2: Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?

Câu 3: Nhân vật lịch sử nào được gọi là Bình Định Vương? Bình Định Vương đã dựng cờ khởi nghĩa như thế nào?

Câu 4: Những năm đầu dựng cờ khởi nghĩa nghĩa quân lam Sơn đã hoạt động như thế nào?

Câu 5: Những thắng lợi đầu tiên làm thay đổi cục diện cuộc chiến của nghĩa quân Lam Sơn là những thắng lợi nào?

Bài Làm:

Câu 1: 

- Trong vòng 20 năm đô hộ nước ta, nhà Minh đã thi hành nhiều chính sách về chính trị, kinh tế văn hóa tàn bạo và thâm độc.

+ Về chính trị: Nhà Minh xóa bỏ quốc hiệu Đại Ngu, đổi thành Giao Chỉ, sáp nhập nước ta vào Trung Quốc.

+ Về kinh tế: Nhà Minh đặt ra hàng trăm thứ thuế, bắt phụ nữ và trẻ em nước ta mang về Trung Quốc làm nô tì.

+ Về văn hóa: Nhà Minh thi hành chính sách đồng hóa, ngu dân, bắt nhân dân ta phải bỏ phong tục tập quán của mình, cướp và thiêu hủy nhiều sách quý của ta.

Câu 2:

- Sau khi nhà Minh đánh bại cuộc kháng chiến của quân dân nhà Hồ, nhà Minh thiết lập chính quyền đô hộ trên khắp nước ta.

- Trong vòng 20 năm đô hộ nước ta, nhà Minh đã thi hành nhiều chính sách về chính trị, kinh tế văn hóa tàn bạo và thâm độc.

+ Về chính trị: Nhà Minh xóa bỏ quốc hiệu Đại Ngu, đổi thành Giao Chỉ, sáp nhập nước ta vào Trung Quốc.

+ Về kinh tế: Nhà Minh đặt ra hàng trăm thứ thuế, bắt phụ nữ và trẻ em nước ta mang về Trung Quốc làm nô tì.

+ Về văn hóa: Nhà Minh thi hành chính sách đồng hóa, ngu dân, bắt nhân dân ta phải bỏ phong tục tập quán của mình, cướp và thiêu hủy nhiều sách quý của ta.

- Chế độ thống trị tàn bạo của nhà Minh đã gây ra sự căm phẫn của dân tộc ta đối với quân xâm lược, nhân dân ta đã kiên quyết đứng lên đấu tranh chống lại chúng để giải phóng dân tộc.

  • Nguyên nhân dẫn đến khởi nghĩa Lam Sơn.

Câu 3: 

- Nhân vật lịch sử được gọi là Bình Định Vương: Lê Lợi

- Bình Định Vương Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa:

+ Lê Lợi (1385-1433) là một hào trưởng có uy tín ở vùng Lam Sơn (Thanh Hóa). Trước cảnh nước mất, nhân dân lầm than, ông đã dốc hết tài sản chiêu tập nghĩa quân, bí mật liên lạc với các hào kiệt, xây dựng lực lượng và chọn Lam Sơn làm căn cứ khởi nghĩa.

+ Được tin Lê Lợi chuẩn bị khởi nghĩa chống quân Minh, hàng loạt nhân tài yêu nước từ các nơi đã tìm về Lam Sơn, trong đó có Nguyễn Trãi.

+ Năm 1416, Hội thề Lũng Nhai của chủ soái Lê Lợi cùng 18 hào kiệt đồng chí hướng được tổ chức với quyết tâm chiến đấu đến cùng, “sống chết có nhau”

+ Ngày 7-2-1418, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, tự xưng là Bình Định Vương.

Câu 4: 

- Tháng 2-1418, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn bùng nổ. Trong tình thế lực lượng còn ít, quân sĩ có lúc chỉ còn 100 người mà quân Minh lại đang mạnh và làm chủ cả nước, nghĩa quân đã phải trải qua rất nhiều khó khăn, gian khổ.

- Do mới bắt đầu hoạt động, khởi nghĩa thiếu về lương thực. Năm 1421, trong một đợt vây quét của giặc Minh, nghĩa quân lâm vào cảnh thiếu lương thực trầm trọng, đói và rét,... Lê Lợi phải cho giết cả voi, ngựa để nuôi quân.

- Nhiều lần bị quân Minh tấn công, nghĩa quân phải rút quân lên núi Chí Linh, cố gắng bảo toàn lực lượng:

+ Năm 1418, nghĩa quân phải rút lên núi Chí Linh (huyện Lang Chánh, Thanh Hóa) lần 1. Quân Minh huy động quân bắt Lê Lợi, Lê Lai liều chết cứu chủ tướng.

+ Năm 1421, quân Minh mở cuộc càn quét buộc nghĩa quân rút lên núi Chí Linh lần 2.

- Trong tình thế khó khăn đó, năm 1423, Lê Lợi, Nguyễn Trãi quyết định hòa hoãn với quân Minh, tranh thủ thời gian tìm phương hướng mới, củng cố lực lượng...

- Năm 1424, quân Minh trở mặt tấn công, nghĩa quân Lam Sơn phải rút lên núi Chí Linh lần 3, khởi nghĩa chuyển sang giai đoạn mới.

Câu 5: 

- Nghĩa quân Lam Sơn thắng lợi giải phóng Nghệ An:

+ Thời gian tạm hòa diễn ra không lâu. Quân Minh tìm mọi cách mua chuộc Lê Lợi nhưng không thành. Chúng phải thay đổi ý định. Trước tình hình đó, nghĩa quân quyết định mở lại cuộc chiến đấu, đưa cuộc khởi nghĩa bước qua giai đoạn mới.

+ Để phá thế bao vây của địch, theo đề nghị của tướng Nguyễn Chích – một người đã từng hoạt động nhiều ở vùng Nam Thanh Hóa – Bắc Nghệ An, nghĩa quân chuyển hướng tấn công vào Nghệ An. Nơi đây, đất rộng người đông, lại vừa ít lực lượng của quân Minh, nhân dân đều mong muốn tham gia khởi nghĩa

+ Từ Nghệ An, nghĩa quân mở rộng vùng giải phóng Tây Đô (Thanh Hóa) và Đông Quan

+ Được nhân dân ủng hộ, đến cuối năm 1424, nghĩa quân giải phóng Nghệ An.

- Nghĩa quân Lam Sơn thắng lợi giải phóng một vùng rộng lớn từ Thanh Hóa đến đèo Hải Vân.

=>Những thắng lợi này đã làm thay đổi căn bản cục diện cuộc chiến và so sánh lực lượng giữa hai bên theo hướng có lợi cho nghĩa quân.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Câu hỏi tự luận Lịch sử 7 Kết nối bài 16: Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427)

II. THÔNG HIỂU

Câu 1: Trên đà thắng lợi, nghĩa quân tiếp tục mở rộng phạm vi hoạt động tiến quân ra Bắc như thế nào?

Câu 2: Cuối năm 1426 – cuối năm 1427 khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng với hai chiến thắng nào?

Câu 3: Theo em, những nguyên nhân nào dẫn đến thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn ?

Câu 4: Trình bày ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

Câu 5: Hãy cho biết vai trò của Lê Lợi trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?

Xem lời giải

III. VẬN DỤNG

Câu 1: Tác phẩm nào được mệnh danh là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của nước Đại Việt? Nêu hoàn cảnh lịch sử của tác phẩm và tác giả biên soạn.

Câu 2: Nguyễn Trãi đã hỗ trợ Lê Lợi như thế nào trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?

Câu 3: Nhân vật lịch sử nào là người đã có công tạo ra bước ngoặt lịch sử cho khởi nghĩa Lam Sơn vào cuối năm 1424? Trình bày vai trò của nhân vật đó trong cuộc khởi nghĩa.

Câu 4: Kể tên những nhân vật lịch sử có vai trò quan trọng to lớn đối với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Câu 5: Vì sao nói khởi nghĩa Lam Sơn là một cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc có tính nhân dân rộng rãi?

Xem lời giải

IV. VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Nguyễn Trãi đến với nghĩa quân Lam Sơn như thế nào?

Câu 2: Em hãy cho biết kế sách đánh giặc của Nguyễn Trãi trong khởi nghĩa Lam Sơn?

Xem lời giải

Xem thêm các bài Giải lịch sử 7 kết nối tri thức, hay khác:

Xem thêm các bài Giải lịch sử 7 kết nối tri thức được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.

Xem Thêm

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.