Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng cao Địa lí 11 cánh diều Bài 25: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và dân cư, xã hội Trung Quốc

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Chứng minh sự đa dạng của sinh vật ở Trung Quốc.

Câu 2: Năm 2022, cục Thống kê quốc gia Trung Quốc cho biết dân số nước này đạt 1,4 tỉ người, giảm 850 000 người so với năm trước. Trung Quốc được biết đến là quốc gia có số dân đông nhất trên thế giới. Giải thích lý do vì sao dân số Trung Quốc lần đầu giảm sau 60 năm?

Câu 3: Tìm hiểu mối quan hệ của Việt Nam - Trung Quốc trong lĩnh vực giáo dục.

 

Bài Làm:

Câu 1:  

- Hệ thực vật của Trung Quốc rất đa dạng, rừng tự nhiên tập trung ở miền Đông và hoang mạc, bán hoang mạc, thảo nguyên tập trung ở phía Tây.

- Trung Quốc là một trong 17 quốc gia đa dạng sinh học siêu cấp trên thế giới, là quốc gia đa dạng sinh học cao thứ ba trên thế giới.

- Trung Quốc có trên 34.687 loài động vật, trong đó quốc gia này là nơi sinh sống của ít nhất 551 loài thú (nhiều thứ ba thế giới), 1.221 loài chim (đứng thứ tám thế giới), 424 loài bò sát (thứ bảy thế giới) và 333 loài động vật lưỡng cư (vị trí thứ bảy).

- Trung Quốc có hơn 100 loài đặc hữu và quý hiếm như gấu trúc, bò Tây Tạng, cá sấu,…

Câu 2:

Dân số Trung Quốc lần đầu giảm sau 60 năm vì:

- Tỉ lệ sinh của Trung Quốc giảm so với các năm trước và là mức thấp nhất được ghi nhận trong hơn 70 năm qua.

- Do ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19 nên tỉ lệ tử vong cao nhất kể từ giữa những năm 1970.

- Những hạn chế nghiêm ngặt của chính sách Zero COVID của chính phủ Trung Quốc cũng đẩy nhanh tốc độ suy giảm tỉ lệ sinh.

- Sự mất cân bằng về giới tính và lựa chọn giới tính trước khi sinh cũng khiến tỉ lệ sinh ở Trung Quốc giảm.

Câu 3: 

- Quan điểm của Việt Nam là tăng cường quan hệ hợp tác với Trung Quốc trên lĩnh vực giáo dục đào tạo, khuyến khích sinh viên Việt Nam du học Trung Quốc.

- Hiện nay, có khoảng 10 nghìn lưu học sinh Việt Nam đang học tại các trường đại học của Trung Quốc, và có khoảng 3 nghìn lưu học sinh Trung Quốc đang học tập tại Việt Nam.

- Các nhà hoạch định chính sách đều cho rằng, do có nhiều nét tương đồng nên việc đẩy mạnh giao lưu sâu rộng giữa hai nước Việt - Trung về giáo dục đào tạo sẽ mang lại nhiều lợi ích cho hai nước.

- Thực tiễn phát triển nền giáo dục, đào tạo ở Việt Nam cho thấy, dù bối cảnh khu vực và thế giới luôn thay đổi, mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước Việt - Trung có lúc thăng trầm, nhưng trong sách giáo khoa chương trình giáo dục phổ thông nói chung và chương trình giảng dạy văn học, văn hóa phương Đông, tư tưởng phương Đông cho các chuyên ngành khoa học xã hội và nhân văn, thì nền văn hóa, văn học, triết học Trung Quốc cổ, cận, hiện đại luôn luôn được đề cập xứng đáng.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Câu hỏi tự luận Địa lí 11 cánh diều Bài 25: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và dân cư, xã hội Trung Quốc

1. NHẬN BIẾT (11 câu)

Câu 1: Quan sát Bản đồ tự nhiên Trung Quốc và kể tên các đồng bằng thuộc đất nước này.

Bản đồ tự nhiên

Câu 2: Quan sát Bản đồ tự nhiên Trung Quốc và kể tên các dãy núi thuộc đất nước này.

Câu 3: Kể tên các quốc gia tiếp giáp với Trung Quốc.

Câu 4: Quan Bản đồ tự nhiên Trung Quốc và kể tên các bồn địa thuộc đất nước này.

Câu 5: Quan sát Bản đồ tự nhiên Trung Quốc và kể tên các cao nguyên của Trung Quốc.

Câu 6: Kể tên các đô thị từ 10 triệu người trở lên dựa vào Bản đồ mật độ dân số và một số đô thị của Trung Quốc năm 2020.

Bản đồ mật độ dân số và một số đô thị của Trung Quốc năm 2020.

Câu 7: Kể tên các đô thị từ 5 triệu người đến dưới 10 triệu người dựa vào Bản đồ mật độ dân số và một số đô thị của Trung Quốc năm 2020.

Câu 8: Kể tên các đô thị dưới 5 triệu người dựa vào Bản đồ mật độ dân số và một số đô thị của Trung Quốc năm 2020.

Câu 9: Quan sát Bản đồ mật độ dân số và một số đô thị của Trung Quốc năm 2020, liệt kê tên các tỉnh có mật độ dân số từ 1 000 người/km2 trở lên.

Câu 10: Quan sát Bản đồ mật độ dân số và một số đô thị của Trung Quốc năm 2020, liệt kê tên các tỉnh có mật độ dân số từ 500 đến dưới 1 000 người/km2.

Câu 11: Quan sát Bản đồ mật độ dân số và một số đô thị của Trung Quốc năm 2020, liệt kê tên các tỉnh có mật độ dân số từ 50 đến dưới 300 người/km2.

Xem lời giải

2. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1: Trình bày đặc điểm về phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lí của Trung Quốc. Phân tích những ảnh hưởng của phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lí đến sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia này.

Câu 2: Nêu những nét đặc trưng về địa hình, đất đai của Trung Quốc kèm ví dụ minh họa. Đặc điểm địa hình, đất đai như vậy ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế - xã hội của Trung Quốc như thế nào?

Câu 3: Khí hậu và sông, hồ ở Trung Quốc có những đặc điểm nổi bật gì? Những đặc điểm đó đã ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế - xã hội của lãnh thổ này?

 

Đặc điểm

Ảnh hưởng

Khí hậu

 

 

Sông, hồ

 

 

 Câu 4: Em hãy lập bảng trình bày những đặc điểm nổi bật của tài nguyên thiên nhiên ở Trung Quốc. Những đặc điểm đó có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực?

 

Đặc điểm

Ảnh hưởng

Biển

 

 

Sinh vật

 

 

Khoáng sản

 

 

 

 

   

ớc và khu vực trên thế giới.

Câu 5: Trình bày những điểm nổi bật về dân cư của Trung Quốc. Đặc điểm dân cư có tác động như thế nào cho việc phát triển kinh tế - xã hội?

Câu 6: Trình bày những đặc điểm về xã hội của Trung Quốc. Những đặc điểm ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở Trung Quốc?

Xem lời giải

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Tại sao dân cư Trung Quốc lại phân bố tập trung ở miền Đông?

Câu 2: Tại sao khí hậu Trung Quốc có sự phân hóa đa dạng?

Câu 3: Tại sao cơ cấu giới tính của Trung Quốc có sự chênh lệch lớn, tỉ lệ nam giới cao hơn tỉ lệ nữ giới trong khi hầu hết các quốc gia phát triển đều có tỉ lệ nữ giới cao hơn như Mỹ (có 96 nam trên 100 nữ vào năm 2020)?

Câu 4: Cho bảng số liệu sau:

Bảng 1. Số dân và tỉ lệ tăng dân số của Trung Quốc giai đoạn 1970 - 2020

Năm

1970

1980

1990

2000

2010

2020

Số dân (triệu người)

827,6

1 000

1 176,9

1 290,5

1 368,8

1 439,3

Tỉ lệ tăng dân số (%)

2,68

1,42

1,82

0,79

0,57

0,39

(Nguồn: WB, 2022)

  1. Vẽ biểu đồ thể hiện số dân và tỉ lệ tăng dân số của Trung Quốc giai đoạn 1970 – 2020.
  2. Nhận xét và kết luận.

Câu 5: Cho bảng số liệu sau:

Bảng 2. Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của Trung Quốc năm 2000 và năm 2020

 

Dưới 15 tuổi

Từ 15 đến 64 tuổi

Từ 65 tuổi trở lên

2000

24,8%

68,4%

6,8%

2020

17,0%

70,0%

13,0%

(Nguồn: UN, 2022)

  1. Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ở Trung Quốc năm 2000 và năm 2020.
  2. Nhận xét và kết luận.

Xem lời giải

Xem thêm các bài Giải địa lí 11 cánh diều, hay khác:

Xem thêm các bài Giải địa lí 11 cánh diều được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 11 | Để học tốt Lớp 11 | Giải bài tập Lớp 11

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 11, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.