4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)
Câu 1: Theo em, là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, em cần làm gì để bảo vệ hòa bình trên thế giới?
Câu 2: Có ý kiến cho rằng “An ninh nguồn nước gắn liền với an ninh quốc gia”. Em có đồng ý với ý kiến trên không? Vì sao?
Câu 3: Hãy tìm hiểu và nêu một số hoạt động của Việt Nam trong việc tham gia vào lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc.
Bài Làm:
Câu 1:
- Là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, để bảo vệ hòa bình em cần:
+ Học tập thật chăm chỉ và rèn luyện đạo đức tốt.
+ Chung sống hoà đồng, khoan dung với mọi người xung quanh
+ Hiểu được tầm quan trọng của chữ đức và sống có nhân cách tốt để không ngừng nỗ lực cống hiến cho đất nước, Tổ quốc.
+ Hưởng ứng những phong trào về hoà bình mà trường, lớp tổ chức.
Câu 2:
Em đồng ý với ý kiến trên vì:
- An ninh nguồn nước liên quan đến phát triển bền vững và ổn định chính trị của mỗi quốc gia.
- Nguồn nước sạch là nhu cầu thiết yếu trong đời sống của con người, có vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng, góp phần duy trì và phát triển an sinh xã hội của mỗi quốc gia.
- Nguồn nước đóng góp đến sự tồn tại của các sinh vật trên Trái Đất, là thành phần không thể thiếu của hệ sinh thái.
Câu 3:
- Đến nay, Việt Nam đã đạt được những thành quả đáng khích lệ, được Liên hợp quốc và các đối tác quốc tế đánh giá cao; góp phần nâng cao uy tín, vị thế của Việt Nam nói chung và Quân đội nhân dân Việt Nam nói riêng trên trường quốc tế. Hoạt động của lực lượng giữ gìn hòa bình Liên hợp quốc của Việt Nam tại địa bàn phái bộ đã để lại dấu ấn tích cực về hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ trong thời đại mới.
- Theo Thông tin từ Cục giữ gìn hòa bình Việt Nam, từ tháng 6/2014 đến tháng 8/2022, Quân đội đã cử 512 lượt sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp tại Phái bộ Nam Sudan, Cộng hòa Trung Phi, khu vực Abyei và Trụ sở Liên hợp quốc.
- Các lực lượng của Việt Nam đã và đang hoàn thành tốt nhiệm vụ; được Đảng, Nhà nước, nhân dân ghi nhận, đồng tình ủng hộ và Liên hợp quốc cùng cộng đồng quốc tế đánh giá cao, đóng góp vào sự thành công trở thành Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021 của Việt Nam với tỷ lệ phiếu bầu rất cao.
- Lực lượng Quân đội tham gia hoạt động giữ gìn hòa bình Liên hợp quốc đã thể hiện tính chuyên nghiệp, tính kỷ luật, tinh thần đoàn kết quốc tế, đặc biệt là khả năng thích ứng nhanh trong môi trường làm việc khắc nghiệt tại các phái bộ.
- Một điểm nổi bật nữa trong việc tham gia hoạt động giữ gìn hòa bình Liên hợp quốc của Việt Nam là đã phát huy và khẳng định được vai trò của quân nhân nữ trong hoạt động giữ gìn hòa bình.
- Thực hiện Nghị quyết 1325 của Liên hợp quốc về Phụ nữ, hòa bình và an ninh, trong 8 năm qua, Việt Nam đã cử tổng số 74 nữ quân nhân tham gia hoạt động giữ gìn hòa bình, trong đó, có 8 sĩ quan nữ tham gia theo hình thức cá nhân, hoạt động độc lập (chiếm 20% so với tỷ lệ trung bình của Liên hợp quốc là dưới 10%); 45 nữ quân nhân trong đội hình Bệnh viện dã chiến cấp 2 (chiếm 16-21% so với tỷ lệ trung bình của Liên hợp quốc là 12%); còn Đội công binh Việt Nam có 21 nữ quân nhân (chiếm gần 12%), trong khi các Đội công binh giữ gìn hòa bình Liên hợp quốc của các nước khác không có nữ quân nhân tham gia. Điều này được Liên hợp quốc đánh giá cao và ghi nhận.
- Việc tham gia hoạt động giữ gìn hòa bình Liên hợp quốc đã khẳng định Việt Nam là thành viên có trách nhiệm đối với cộng đồng quốc tế.