Bài tập & Lời giải
NHẬN BIẾT (5 câu)
Câu 1: Trình bày nội dung chính và kết quả, ý nghĩa của cuộc Duy tân Minh Trị (1868).
Câu 2: Trình bày những biểu hiện của sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở Nhật Bản vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.
Câu 3: Lập và hoàn thành bảng thống kê về những lĩnh vực cải cách trong cuộc Duy tân Minh Trị.
Lĩnh vực |
Nội dung |
Ý nghĩa |
Chính trị |
|
|
Kinh tế |
|
|
Khoa học, giáo dục |
|
|
Quân sự |
|
|
Câu 4: Em hãy nêu nguyên nhân dẫn đến cuộc Duy tân Minh Trị.
Câu 5: Hãy nêu ý nghĩa và hạn chế của cuộc Duy tân Minh Trị.
Xem lời giải
THÔNG HIỂU (4 câu)
Câu 1: Tư liệu dưới đây cho em biết điều gì về tình hình Nhật Bản vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?
“Công nghiệp đóng tàu, sản xuất vũ khí và quân trang trở thành ngành mũi nhọn nhằm xây dựng lực lượng quân sự mạnh để cạnh tranh và bành trướng. Công nghiệp gang thép và công nghiệp điện tăng trưởng mạnh. Những tập đoàn tư bản Nhật Bản đã tăng cường xuất vốn ra nước ngoài, lập các nhà máy và kinh doanh ở Trung Quốc, Triều Tiên,...”.
(Theo Vũ Dương Ninh, Nguyễn Văn Hồng, Lịch sử thế giới cận đại, Sđd, tr. 313 - 314)
Câu 2: Theo em, ý nghĩa quan trọng nhất của cuộc Duy tân Minh Trị là gì?
Câu 3: Những sự kiện nào chứng tỏ vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, Nhật Bản đã trở thành nước đế quốc?
Câu 4: Khái quát về tình hình chung của Nhật Bản khi chuyển sang Chủ nghĩa đế quốc.
Xem lời giải
VẬN DỤNG (2 câu)
Câu 1: Cách mạng Tân Hợi (1911) và cuộc Duy tân Minh Trị có ảnh hưởng như thế nào đến tình hình Việt Nam vào cuối thế kỉ XIX – đầu thể kỉ XX?
Câu 2: Em hãy nêu những nét chính về phong trào đấu tranh của nhân dân lao động Nhật Bản.
Xem lời giải
VẬN DỤNG CAO (3 câu)
Câu 1: Em hãy nêu về bài học kinh nghiệm rút ra được từ cuộc cải cách Minh Trị ở Nhật bản đối với Việt Nam hiện nay.
Câu 2: Sau khi tìm hiểu về lịch sử Nhật Bản cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, theo em, cần học hỏi điều gì để đất nước phát triển?
Câu 3: So sánh cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản và Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc theo tiêu chí: Hoàn cảnh, mục tiêu, người lãnh đạo, hình thức, kết quả.