Bài tập & Lời giải
NHẬN BIẾT (5 câu)
Câu 1: Trình bày khái quát công cuộc khai phá vùng đất phía Nam từ thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XVIII.
Câu 2: Lập bảng tóm tắt về công cuộc khai phá vùng đất phía Nam từ thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XVIII theo các tiêu chí: thời gian, sự kiện chính.
Câu 3: Hoàn thành bảng thống kê các vùng đất được khai phá của Đại Việt từ thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XVIII với các thông tin dưới đây:
Mốc thời gian |
Năm 1558 |
Năm 1611 |
Năm 1653 |
Năm 1698 |
Năm 1757 |
Vùng đất được khai phá |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Câu 4: Hãy mô tả quá trình thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của người Việt Nam trong các thế kỉ XVII – XVIII.
Câu 5: Việc chúa Nguyễn thực thi chủ quyền với hai quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa có ý nghĩa như thế nào?
Xem lời giải
THÔNG HIỂU (3 câu)
Câu 1: Đoạn tư liệu dưới đây cho em biết nội dung gì?
“Bãi Cát Vàng (quần đảo Hoàng Sa) dài khoảng 400 dặm, rộng 20 dặm…Họ Nguyễn, mỗi năn vào cuối mùa đông, cử 18 chiếc thuyền đến đó lấy hàng hóa”.
(Theo Hãn Nguyên Nguyễn Nhã, Những bằng chứng về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013, tr.40).
Câu 2: Trình bày hoạt động khai thác và xác lập chủ quyền của chúa Nguyễn tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thông qua đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải.
Câu 3: Để thực thi chủ quyền của nước Đại Việt đối với Hoàng Sa và Trường Sa Chúa Nguyễn đã làm gì?
Xem lời giải
VẬN DỤNG (3 câu)
Câu 1: Quá trình khai phá vùng đất phía Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII được phản ánh như thế nào trong các câu ca dao sau:
Người đi dao rựa dắt lưng
Ngó sông sông rộng, ngó rừng rừng cao.
Câu 2: Trình bày một vài hiểu biết của em về chúa Nguyễn Hoàng.
Câu 3: Trình bày một vài hiểu biết của em về công cuộc khai phá vùng đất phía Nam và thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa trong các thế kỉ XVI – XVIII.
Câu 4: Hãy giới thiệu khái quát về “Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa”.
Xem lời giải
VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1:Giới thiệu về Lễ Khao lề thế lính trên đảo Lý Sơn. Theo em, việc duy trì tổ chức Lễ khao lề thế lính trên đảo Lý Sơn ngày nay có ý nghĩa gì?
Câu 2: Những chuyến đi ra đảo của đội Hoàng Sa thường gặp rủi ro, nguy hiểm. Cho đến nay, người dân Lý Sơn vẫn còn lưu truyền những câu ca dao:
Hoàng Sa trời nước mênh mông
Người đi thì có mà không thấy về
Hoàng Sa mây nước bốn bề
Tháng hai/ba Khao lề thế lính Hoàng Sa.
Em hiểu điều gì qua những câu ca dao này?