Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng cao Lịch sử 8 chân trời bài 5: Quá trình khai phá vùng đất phía Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII

 VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1:Giới thiệu về Lễ Khao lề thế lính trên đảo Lý Sơn. Theo em, việc duy trì tổ chức Lễ khao lề thế lính trên đảo Lý Sơn ngày nay có ý nghĩa gì?

Câu 2: Những chuyến đi ra đảo của đội Hoàng Sa thường gặp rủi ro, nguy hiểm. Cho đến nay, người dân Lý Sơn vẫn còn lưu truyền những câu ca dao:

Hoàng Sa trời nước mênh mông

Người đi thì có mà không thấy về

Hoàng Sa mây nước bốn bề

Tháng hai/ba Khao lề thế lính Hoàng Sa.

Em hiểu điều gì qua những câu ca dao này?

Bài Làm:

Câu 1:

- Lễ Khao lề thế lính trên đảo Lý Sơn là một lễ hội độc đáo với truyền thống uống nước nhớ nguồn nhằm ghi nhớ công ơn người xưa hay nhóm An Vĩnh thuộc hải đội Hoàng Sa đã ra đi tìm kiếm sản vật và cắm mốc biên giới hải phận mà không trở về.

- Theo các lão ngư Lý Sơn, tương truyền, ngày xưa trong điều kiện phương tiện tàu thuyền đi lại thô sơ và luôn phải đối mặt với hiểm nguy trên biển, mỗi người lính trong đội thủy binh ra trấn giữ Hoàng Sa, Trường Sa phải chuẩn bị cho mình một đôi chiếu, 7 nẹp tre và 7 sợi dây mây, 7 thẻ tre ghi đầy đủ tên tuổi, quê quán, phiên hiệu để nếu không may xấu số bỏ mạng trên biển thì sẽ dùng để bó xác và thả xuống biển, hy vọng may mắn trôi về bản quán.

- Từ thực tiễn “một đi không trở lại” của nhiều lớp người đi trấn giữ Hoàng Sa, Trường Sa, đã hình thành một nghi lễ mang đậm tính nhân văn của người dân Lý Sơn - khao lề thế lính Hoàng Sa. Cứ hàng năm, vào tháng 2, tháng 3 âm lịch, các họ tộc ở Lý Sơn có người đi lính Hoàng Sa làm lễ khao lề thế lính. Khao lề là lệ khao định kỳ hàng năm, thế lính mang đậm yếu tố tâm linh là cúng thế cho người sống để cầu mong người đi được bình an trở về quê hương, bản quán.

- Việc duy trì tổ chức Lễ Khao lề thế lính trên đảo Lý Sơn ngày nay không những thể hiện sự tri ân những người lính trong đội hùng binh Hoàng Sa kiêm quản Trường Sa năm xưa đã hy sinh thân mình để bảo vệ chủ quyền lãnh hải của Tổ quốc, mà còn là dịp để giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ, với mong muốn lớp con cháu hôm nay và mai sau tiếp tục gìn giữ chủ quyền biển đảo Việt Nam như ông cha đã từng làm từ hàng trăm năm trước.

Câu 2: 

4 câu ca dao cho thấy những rủi ro, nguy hiểm trong những chuyến ra đảo của đội Hoàng Sa. Những câu ca được lưu truyền ở Lý Sơn (Quảng Ngãi) cho thấy những câu chuyện về đội Hoàng Sa năm xưa còn ăn sâu trong tâm thức người dân ở đây. Đặc biệt, câu ca dao còn nhắc đến Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa thể hiện tấm lòng tri ân của các thế hệ sau này với các bậc tiền nhân đã có công bám biển, khẳng định chủ quyền biển đảo Tổ quốc. Năm 2013, Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản phi vật thể quốc gia.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Câu hỏi tự luận Lịch sử 8 chân trời bài 5: Quá trình khai phá vùng đất phía Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII

NHẬN BIẾT (5 câu)

Câu 1: Trình bày khái quát công cuộc khai phá vùng đất phía Nam từ thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XVIII.

Câu 2: Lập bảng tóm tắt về công cuộc khai phá vùng đất phía Nam từ thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XVIII theo các tiêu chí: thời gian, sự kiện chính.

Câu 3: Hoàn thành bảng thống kê các vùng đất được khai phá của Đại Việt từ thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XVIII với các thông tin dưới đây:

Mốc thời gian

Năm 1558

Năm 1611

Năm 1653

Năm 1698

Năm 1757

Vùng đất được khai phá

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Câu 4: Hãy mô tả quá trình thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của người Việt Nam trong các thế kỉ XVII – XVIII.

Câu 5: Việc chúa Nguyễn thực thi chủ quyền với hai quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa có ý nghĩa như thế nào?

Xem lời giải

THÔNG HIỂU (3 câu)

Câu 1: Đoạn tư liệu dưới đây cho em biết nội dung gì?

“Bãi Cát Vàng (quần đảo Hoàng Sa) dài khoảng 400 dặm, rộng 20 dặm…Họ Nguyễn, mỗi năn vào cuối mùa đông, cử 18 chiếc thuyền đến đó lấy hàng hóa”.

(Theo Hãn Nguyên Nguyễn Nhã, Những bằng chứng về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013, tr.40).

Câu 2: Trình bày hoạt động khai thác và xác lập chủ quyền của chúa Nguyễn tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thông qua đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải.

Câu 3: Để thực thi chủ quyền của nước Đại Việt đối với Hoàng Sa và Trường Sa Chúa Nguyễn đã làm gì?

Xem lời giải

VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1: Quá trình khai phá vùng đất phía Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII được phản ánh như thế nào trong các câu ca dao sau:

Người đi dao rựa dắt lưng

Ngó sông sông rộng, ngó rừng rừng cao.

Câu 2: Trình bày một vài hiểu biết của em về chúa Nguyễn Hoàng.

Câu 3: Trình bày một vài hiểu biết của em về công cuộc khai phá vùng đất phía Nam và thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa trong các thế kỉ XVI – XVIII.

Câu 4: Hãy giới thiệu khái quát về “Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa”.

Xem lời giải

Xem thêm các bài Giải lịch sử và địa lí 8 chân trời sáng tạo, hay khác:

Xem thêm các bài Giải lịch sử và địa lí 8 chân trời sáng tạo được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.