Bài tập & Lời giải
NHẬN BIẾT (4 câu)
Câu 1: Trình bày những nét nổi bật về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội ở Ấn Độ nửa sau thế kỉ XIX.
Câu 2: Lập bảng tóm tắt về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của Ấn Độ cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX.
Lĩnh vực |
Chính sách của thực dân Anh |
Chính trị |
|
Kinh tế |
|
Xã hội |
|
Câu 3: Các tiểu vương quốc đầu tiên đã được hình thành bao giờ và ở khu vực nào trên đất nước Ấn Độ?
Câu 4: Hãy nêu đôi nét về nạn đói tại Ấn Độ ở cuối thế kỉ XIX. Điều này chứng tỏ tình hình kinh tế của Ấn Độ như thế nào?
Xem lời giải
THÔNG HIỂU (4 câu)
Câu 1: Đọc đoạn tư liệu dưới đây, em hãy cho biết thái độ phân biệt chủng tộc của người Anh đối với người Ấn Độ được thể hiện như thế nào?
Lo Kít-chen-nơ (Lord Kitchener), Tổng Tư lệnh quân đội Anh ở Ấn Độ nói:
“Ý thức về tính ưu việt vốn có của người châu Âu đã mang đến chiến thẳng cho chúng ta tại Ấn Độ. Dù cho dân bản địa được giáo dục tốt và thông minh đến đâu, và dù anh ta có thể chứng tỏ sự dũng cảm đến đâu, tôi tin rằng không có cấp bậc nào mà chúng ta có thể ban cho anh ta để anh ta có thể được xem là ngang hàng với sĩ quan Anh”.
(M. Lít-theo, Lịch sử thế giới: Nhận thức về quá khứ 2009, trang 794)
Câu 2: Nêu những hậu quả của sự thống trị của Anh ở Ấn Độ.
Câu 3: Nêu những nét chính về tình hình chính trị, xã hội ở Ấn Độ cuối thế kỉ XIX.
Câu 4: Chính sách chủ yếu mà thực dân Anh áp dụng để cai trị Ấn Độ là gì?
Xem lời giải
VẬN DỤNG (2 câu)
Câu 1: Có ý kiến cho rằng “Vào nửa sau thế kỉ XIX, thực dân phương Tây đến Ấn Độ và các nước Đông Nam Á là để “khai hóa văn minh”? Em đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?
Câu 2: Em hãy nêu khái quát về sự ra đời của Đảng Quốc Đại, và phương thức hoạt động đấu tranh của Đảng này.
Xem lời giải
VẬN DỤNG CAO (3 câu)
Câu 1: Điểm giống nhau cơ bản trong chính sách cai trị của thực dân Anh tại Ấn Độ và của thực dân Pháp ở Việt Nam giai đoạn cuối thế ki XIX.
Câu 2: Trình bày một số hiểu biết của em về Đảng Quốc đại.
Câu 3: Vì sao nói cao trào cách mạng 1905 – 1908 đánh dấu sự thức tỉnh dân tộc của nhân dân Ấn Độ?