Câu hỏi tự luận mức độ nhận biết Lịch sử 8 chân trời bài 17: Ấn Độ

NHẬN BIẾT (4 câu)

Câu 1: Trình bày những nét nổi bật về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội ở Ấn Độ nửa sau thế kỉ XIX.

Câu 2: Lập bảng tóm tắt về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của Ấn Độ cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX.

Lĩnh vực

Chính sách của thực dân Anh

Chính trị

 

Kinh tế

 

Xã hội

 


Câu 3: Các tiểu vương quốc đầu tiên đã được hình thành bao giờ và ở khu vực nào trên đất nước Ấn Độ?

Câu 4: Hãy nêu đôi nét về nạn đói tại Ấn Độ ở cuối thế kỉ XIX. Điều này chứng tỏ tình hình kinh tế của Ấn Độ như thế nào?

Bài Làm:

Câu 1:

Những nét nổi bật về về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội ở Ấn Độ nửa sau thế kỉ XIX:

- Về chính trị:

+ Thực dân Anh thi hành nhiều biện pháp để áp đặt và củng cố quyền cai trị trực tiếp ở Ấn Độ.

+ Thực dân Anh thực hiện chính sách nhượng bộ tầng lớp trên của phong kiến bản xứ, biến bộ phận này thành tay sai; tìm cách khơi sâu sự cách biệt về chủng tộc, tôn giáo,... ở Ấn Độ.

- Về kinh tế:

+ Thực dân Anh tiến hành cuộc khai thác Ấn Độ một cách quy mô, ra sức vơ vét nguồn nguyên liệu và bóc lột nhân công để thu lợi nhuận tối đa.

+ Chính quyền thực dân tăng cường chiếm đoạt ruộng đất để lập đồn điền. Người nông dân bị bần cùng và chết đói ngày càng nhiều.

+ Công nghiệp có những chuyển biến nhất định như: đẩy mạnh khai thác hầm mò, phát triển công nghiệp chế biến, mở mang hệ thống đường giao thông, nhiều thành phố và hải cảng mới xuất hiện.

- Về xã hội:

+ Thực dân Anh thi hành chính sách “ngu dân”, khuyến khích những tập quán lạc hậu và phản động.

+ Mâu thuẫn giữa nhân dân Ấn Độ với thực dân Anh là mâu thuẫn cơ bản trong xã hội. à Dẫn tới các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Xi-pay (1857 - 1859) và phong trào đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại trong những năm 1905 - 1908.

Câu 2: 

Lĩnh vực

Chính sách của thực dân Anh

Chính trị

- Thi hành nhiều biện pháp để áp đặt và củng cố quyền cai trị trực tiếp ở Ấn Độ.

- Thực hiện chính sách nhượng bộ tầng lớp trên của phong kiến bản xứ, biến bộ phận này thành tay sai; tìm cách khơi sâu sự cách biệt về chủng tộc, tôn giáo,... ở Ấn Độ.

Kinh tế

- Thực dân Anh tiến hành cuộc khai thác Ấn Độ một cách quy mô, ra sức vơ vét nguồn nguyên liệu và bóc lột nhân công để thu lợi nhuận tối đa.

- Chính quyền thực dân tăng cường chiếm đoạt ruộng đất để lập đồn điền. Người nông dân bị bần cùng và chết đói ngày càng nhiều.

- Công nghiệp có những chuyển biến nhất định như: đẩy mạnh khai thác hầm mò, phát triển công nghiệp chế biến, mở mang hệ thống đường giao thông, nhiều thành phố và hải cảng mới xuất hiện.

Xã hội

- Thực dân Anh thi hành chính sách “ngu dân”, khuyến khích những tập quán lạc hậu và phản động.

- Mâu thuẫn giữa nhân dân Ấn Độ với thực dân Anh là mâu thuẫn cơ bản trong xã hội à Các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Xi-pay (1857 - 1859) và phong trào đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại trong những năm 1905 - 1908.

Câu 3:

Các tiểu vương quốc đầu tiên được hình tại Ấn Độ khi:

- Từ khoảng 2500 năm TCN, xuất hiện những thành thị của người Ấn dọc theo hai bờ của sông Ấn.

- Khoảng 1500 năm TCN, một số thành thị khác cũng được hình thành trên lưu vực sông Hằng ở miền Đông Bắc Ấn.

⟹ Những thành thị, tiểu vương quốc này đã dần dần liên kết với nhau thành một nhà nước rộng lớn - nước Ma-ga-đa ở vùng hạ lưu sông Hằng.

- Cuối thế kỉ III, vua A-sô-ca đã mở mang bờ cõi xuống Nam Ấn và đưa đất nước Ma-ga-đa trở nên hùng mạnh.

- Sau thế kỉ III trở đi, Ấn Độ lại bị chia thành nhiều quốc gia nhỏ. Tình trạng này kéo dài đến đầu thế kỉ IV, Ấn Độ mới được thống nhất lại dưới Vương triều Gúp-ta.

Câu 4: 

Nạn đói tại Ấn Độ ở cuối thế kỉ XIX:

Cuối thể kỉ XIX, hàng loạt vụ mất mùa nghiêm trọng xảy ra dẫn đến nạn đói và dịch bệnh liên tục xảy ra ở Ấn Độ.

+ 1860 – 1861: 2 triệu người dân Ấn chế vì đói.

+ 1876 – 1878: 4,3 triệu người chết, thêm 1,2 triệu người ở các tỉnh Tây Bắc và Kát-mi (Kashmir) trong năm 1877 – 1878.

+ 1896 – 1897: 5 triệu người chết.

+ 1899 – 1900: hơn một triệu người chết.

=>Thực dân Anh tiến hành khai thác thuộc địa, biến Ấn Độ trở thành nguồn cung cấp  nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp tại Anh. Kinh tế của Ấn Độ giảm sút bần cùng, đời sống nhân dân cực khổ.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Câu hỏi tự luận Lịch sử 8 chân trời bài 17: Ấn Độ

THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1: Đọc đoạn tư liệu dưới đây, em hãy cho biết thái độ phân biệt chủng tộc của người Anh đối với người Ấn Độ được thể hiện như thế nào?

Lo Kít-chen-nơ (Lord Kitchener), Tổng Tư lệnh quân đội Anh ở Ấn Độ nói:

“Ý thức về tính ưu việt vốn có của người châu Âu đã mang đến chiến thẳng cho chúng ta tại Ấn Độ. Dù cho dân bản địa được giáo dục tốt và thông minh đến đâu, và dù anh ta có thể chứng tỏ sự dũng cảm đến đâu, tôi tin rằng không có cấp bậc nào mà chúng ta có thể ban cho anh ta để anh ta có thể được xem là ngang hàng với sĩ quan Anh”.

(M. Lít-theo, Lịch sử thế giới: Nhận thức về quá khứ  2009, trang 794)

Câu 2: Nêu những hậu quả của sự thống trị của Anh ở Ấn Độ.

Câu 3: Nêu những nét chính về tình hình chính trị, xã hội ở Ấn Độ cuối thế kỉ XIX.

Câu 4: Chính sách chủ yếu mà thực dân Anh áp dụng để cai trị Ấn Độ là gì?

Xem lời giải

VẬN DỤNG (2 câu)

Câu 1: Có ý kiến cho rằng “Vào nửa sau thế kỉ XIX, thực dân phương Tây đến Ấn Độ và các nước Đông Nam Á là để “khai hóa văn minh”? Em đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?

Câu 2: Em hãy nêu khái quát về sự ra đời của Đảng Quốc Đại, và phương thức hoạt động đấu tranh của Đảng này.

Xem lời giải

VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Điểm giống nhau cơ bản trong chính sách cai trị của thực dân Anh tại Ấn Độ và của thực dân Pháp ở Việt Nam giai đoạn cuối thế ki XIX.   

Câu 2: Trình bày một số hiểu biết của em về Đảng Quốc đại.

Câu 3: Vì sao nói cao trào cách mạng 1905 – 1908 đánh dấu sự thức tỉnh dân tộc của nhân dân Ấn Độ?

Xem lời giải

Xem thêm các bài Giải lịch sử và địa lí 8 chân trời sáng tạo, hay khác:

Xem thêm các bài Giải lịch sử và địa lí 8 chân trời sáng tạo được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.