Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng cao Lịch sử 8 chân trời bài 16: Nhật Bản

VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Em hãy nêu về bài học kinh nghiệm rút ra được từ cuộc cải cách Minh Trị ở Nhật bản đối với Việt Nam hiện nay.

Câu 2: Sau khi tìm hiểu về lịch sử Nhật Bản cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, theo em, cần học hỏi điều gì để đất nước phát triển?

Câu 3: So sánh cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản và Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc theo tiêu chí: Hoàn cảnh, mục tiêu, người lãnh đạo, hình thức, kết quả.

Bài Làm:

Câu 1:

- Cuộc Duy tân Minh trị của Nhật Bản (1868) được thực hiện trên tất cả các mặt: chính trị, kinh tế, quân sự, giáo dục. Thông qua cuộc cải cách này đã đưa Nhật Bản chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc.

- Để có được sự thành công này nhân tố quan trọng nhất là có sự đoàn kết của toàn dân tộc và tinh thần tự cường của quốc gia. Nhân dân đoàn kết vì mục tiêu chung là sức mạnh để cuộc cải cách thực hiện thành công và thúc đẩy đất nước phát triển.

- Việt Nam hiện nay trong công cuộc xây dựng đất nước cần học tập Nhật Bản, đoàn kết toàn dân thực hiện vì một mục tiêu chung, phát huy tinh thần tự lực tự cường của dân tộc.

Câu 2: 

Một số bài học kinh nghiệm có thể rút ra từ cuộc Duy tân Minh Trị:

- Muốn tồn tại và phát triển phải luôn có sự thay đổi để thích ứng với những chuyển biến mới của tình hình.

- Cải cách muốn thành công phải xây dựng được một nền tảng kinh tế, chính trị, xã hội vững chắc.

- Tiến hành cải cách toàn diện trong đó chú trọng đến vấn đề: đầu tư phát triển giáo dục con người để nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.

- Chú trọng việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống.

- Tiếp thu có chọn lọc và cải biến những giá trị văn hóa, văn minh tiến bộ của thế giới cho phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam.

Câu 3: 

* Cuộc Duy tân Minh Trị:

- Hoàn cảnh: Cuối TK XIX - đầu TK XX, các nước tư bản phương Tây phát triển mạnh ngày càng tăng cường can thiệp vào Nhật Bản. Trước tình hình ấy Nhật Bản phải đứng trước 2 con đường phải lựa chọn. Một là phải duy trì chế độ mục nát để trở thành miếng mồi cho thực dân phương Tây hoặc là phải canh tân để phát triển đất nước nhằm thoát khỏi sự nhòm ngó của các TD phương Tây. trước tình hình đó tháng 1/1868, sau khi lên ngôi Thiên Hoàng Minh Trị tiến hành các cuộc cải cách trên tất cả các lĩnh vực.

- Mục tiêu: lật đổ sự thống trị của giai cấp phong kiến, thiết lập nền chuyên chính tư sản, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản được tự do phát triển.

- Lực lượng lãnh đạo : giai cấp tư sản.        

- Hình thức: là cuộc CMTS không triệt để.

- Kết quả: đưa Nhật Bản từ một nước nông nghiệp lạc hậu trở thành một nước tư bản công nghiệp. Nhật thoát khỏi số phận là nước thuộc địa, 30 năm cuối TK XIX Nhật trở thành một nước đế quốc.

* Cách mạng Tân Hợi:

- Hoàn cảnh: dựa vào phong trào đấu tranh bền bỉ, liên tục của quần chúng nhân dân, giai cấp tư sản TQ bắt đầu tập hợp lực lượng và thành lập các hội, các đảng

- Mục tiêu: lật độ triều đình Mãn Thanh, khôi phục Trung Quốc, thành lập dân quốc.

- Lực lượng lãnh đạo: Giai cấp tư sản đứng đầu là Tôn Trung Sơn.

- Hình thức: là cuộc CMTS không triệt để. Cách mạng dân chủ tư sản

- Kết quả: lật đổ triều đại Mãn Thanh. Chấm dứt chế độ chuyên chế, phong kiến lâu đời. mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Câu hỏi tự luận Lịch sử 8 chân trời bài 16: Nhật Bản

NHẬN BIẾT (5 câu)

Câu 1: Trình bày nội dung chính và kết quả, ý nghĩa của cuộc Duy tân Minh Trị (1868).

Câu 2: Trình bày những biểu hiện của sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở Nhật Bản vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.

Câu 3: Lập và hoàn thành bảng thống kê về những lĩnh vực cải cách trong cuộc Duy tân Minh Trị.

Lĩnh vực

Nội dung

Ý nghĩa

Chính trị

 

 

Kinh tế

 

 

Khoa học, giáo dục

 

 

Quân sự

 

 

Câu 4: Em hãy nêu nguyên nhân dẫn đến cuộc Duy tân Minh Trị.

Câu 5: Hãy nêu ý nghĩa và hạn chế của cuộc Duy tân Minh Trị.

Xem lời giải

THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1: Tư liệu dưới đây cho em biết điều gì về tình hình Nhật Bản vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?

“Công nghiệp đóng tàu, sản xuất vũ khí và quân trang trở thành ngành mũi nhọn nhằm xây dựng lực lượng quân sự mạnh để cạnh tranh và bành trướng. Công nghiệp gang thép và công nghiệp điện tăng trưởng mạnh. Những tập đoàn tư bản Nhật Bản đã tăng cường xuất vốn ra nước ngoài, lập các nhà máy và kinh doanh ở Trung Quốc, Triều Tiên,...”.

(Theo Vũ Dương Ninh, Nguyễn Văn Hồng, Lịch sử thế giới cận đại, Sđd, tr. 313 - 314)

Câu 2: Theo em, ý nghĩa quan trọng nhất của cuộc Duy tân Minh Trị là gì?

Câu 3: Những sự kiện nào chứng tỏ vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, Nhật Bản đã trở thành nước đế quốc?

Câu 4: Khái quát về tình hình chung của Nhật Bản khi chuyển sang Chủ nghĩa đế quốc.

Xem lời giải

VẬN DỤNG (2 câu)

Câu 1: Cách mạng Tân Hợi (1911) và cuộc Duy tân Minh Trị có ảnh hưởng như thế nào đến tình hình Việt Nam vào cuối thế kỉ XIX – đầu thể kỉ XX?

Câu 2: Em hãy nêu những nét chính về phong trào đấu tranh của nhân dân lao động Nhật Bản.

Xem lời giải

Xem thêm các bài Giải lịch sử và địa lí 8 chân trời sáng tạo, hay khác:

Xem thêm các bài Giải lịch sử và địa lí 8 chân trời sáng tạo được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.