Bài tập & Lời giải
Câu hỏi mở đầu: Làm mẹ là một “thiên chức” thiêng liêng, cao cả và đầy sự hi sinh của người phụ nữ. Vì sao phụ nữ có thể thực hiện được “thiên chức” đó?
Xem lời giải
1. HỆ SINH DỤC
Tìm hiểu chức năng của hệ sinh dục
Câu hỏi 1: Chức năng của hệ sinh dục nam và nữ có gì khác nhau?
Xem lời giải
Tìm hiểu cơ quan sinh dục nam
Câu hỏi 2: Quan sát Hình 44.1, cho biết cấu tạo cơ quan sinh dục nam gồm những bộ phận nào. Xác định chức năng của các bộ phận đó bằng cách hoàn thành Bảng 44.1.
Bảng 44.1
Bộ phận |
Chức năng |
? |
Dẫn tinh trùng từ tinh hoàn lên túi tinh. Có đoạn hình thành ống phóng tinh. |
? |
Tiết ra chất dịch góp phần hình thành tinh dịch. |
? |
Tiết ra dịch nhầy làm bôi trơn dương vật hoặc chuẩn bị cho quá trình phóng tinh. |
? |
Sản xuất ra tinh trùng và tiết ra hormone sinh dục nam (testosterone). |
? |
Chứa tinh hoàn, đảm bảo nhiệt độ thích hợp cho quá trình sinh tinh. |
? |
Chứa ống dẫn nước tiểu (niệu đạo) để bài xuất nước tiểu và tinh trùng ra ngoài. |
? |
Nơi lưu trữ và nuôi dưỡng tinh trùng. |
? |
Nơi tinh trùng tiếp tục phát triển và hoàn thiện về cấu tạo sau khi được sinh ra. |
Câu hỏi 3: Quan sát Hình 44.2, cho biết cấu tạo cơ quan sinh dục nữ gồm những bộ phận nào. Xác định chức năng của các bộ phận đó bằng cách hoàn thành Bảng 44.2.
Bảng 44.2
Bộ phận |
Chức năng |
? |
Nằm riêng biệt với âm đạo, bài xuất nước tiểu ra ngoài. |
? |
Tiết dịch nhờn để bôi trơn âm đạo. |
? |
Vừa có chức năng dẫn trứng, vừa là nơi diễn ra quá trình thụ tinh. |
? |
Là nơi diễn ra quá trình thụ thai và nuôi dưỡng thai. Đẩy thai ra ngoài ở cuối thai kì. |
? |
Đón nhận và đưa trứng vào ống dẫn trứng. |
? |
Là đường dẫn tinh dịch vào tử cung và là đường ra của trẻ trong quá trình sinh nở. |
? |
Sản xuất ra trứng, đồng thời tiết ra hormone sinh dục nữ (estrogen và progesterone). |
Xem lời giải
2. THỤ TINH VÀ THỤ THAI
Tìm hiểu thụ tinh và thụ thai
Câu hỏi 4: Quan sát Hình 44.3 và 44.4, hãy phân biệt thụ tinh và thụ thai. Nếu quá trình thụ thai không xảy ra sẽ gây nên hiện tượng gì?
Câu hỏi luyện tập 1: Dựa vào Hình 44.3 và 44.4, cho biết những điều kiện cần cho sự thụ tinh và thụ thai.
Xem lời giải
3. HIỆN TƯỢNG KINH NGUYỆT VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH THAI
Tìm hiểu hiện tượng kinh nguyệt
Câu hỏi 5: Quan sát Hình 44.5, hãy mô tả sự thay đổi của niêm mạc tử cung trong các giai đoạn của chu kì kinh nguyệt.
Câu hỏi 6: Trứng rụng vào giai đoạn nào của chu kì kinh nguyệt?
Xem lời giải
Tìm hiểu cách phòng tránh thai
Câu hỏi vận dụng 1: Dựa vào Hình 44.5, cho biết nếu sử dụng thuốc tránh thai thì có xảy ra hiện tượng kinh nguyệt không. Giải thích.
Xem lời giải
4. MỘT SỐ BỆNH LÂY TRUYỀN QUA ĐƯỜNG SINH DỤC
Tìm hiểu một số bệnh lây truyền qua đường sinh dục và cách phòng tránh
Câu hỏi luyện tập 2: Kể thêm một số bệnh lây truyền qua đường sinh dục mà em biết.
Câu hỏi vận dụng 2: Đề xuất các biện pháp phòng tránh một số bệnh lây truyền qua đường sinh dục bằng cách hoàn thành Bảng 44.3.
Bảng 44.3
Tên bệnh |
Tác nhân gây bệnh |
Con đường truyền bệnh |
Cách phòng bệnh |
Lậu |
Lậu cầu khuẩn, khu trú trong tế bào niêm mạc của đường sinh dục. |
Qua quan hệ tình dục, truyền từ mẹ sang con. |
? |
Giang mai |
Xoắn khuẩn giang mai, sống ở nơi có nhiệt độ thấp, độ ẩm cao. |
Qua quan hệ tình dục là chủ yếu, qua truyền máu, các vết xây xát, từ mẹ sang con. |
? |
HIV/AIDS |
Virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV), có trong tinh dịch, dịch nhầy âm đạo,… |
Qua quan hệ tình dục, qua đường máu (truyền máu, tiêm chích,…), truyền từ mẹ sang con. |
? |
Viêm gan B |
Virus viêm gan B (Hepatitis B virus – HBV), tồn tại trong máu và dịch tiết của người bệnh. |
Qua quan hệ tình dục, qua đường máu, truyền từ mẹ sang con. |
? |
Xem lời giải
5. BẢO VỆ SỨC KHỎE SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN
Tìm hiểu ý nghĩa và biện pháp bảo vệ sức khỏe sinh sản vị thành niên
Câu hỏi 7: Cho biết ý nghĩa của việc bảo vệ sức khỏe sinh sản vị thành niên.
Câu hỏi 8: Trong các biện pháp bảo vệ hệ sinh dục, em đã thực hiện những biện pháp nào để bảo vệ sức khỏe bản thân?