ÔN TẬP VÀ TỰ ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ II
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- HS trình bày được các nội dung cơ bản đã học trong sách Ngữ văn 7, chủ yếu là tập hai, gồm các kĩ năng đọc hiểu, viết, nói và nghe; các đơn vị kiến thức tiếng việt, văn học.
- HS nêu được các yêu cầu về nội dung và hình thức của các câu hỏi, bài tập giúp em tự đánh giá kết quả học tập cuối năm.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt
- Năng lực văn học: Trình bày các nội dung cơ bản đã học trong sách Ngữ văn 7, chủ yếu là tập hai, gồm các kĩ năng đọc hiểu, viết, nói và nghe; các đơn vị kiến thức tiếng việt, văn học; Nêu các yêu cầu về nội dung và hình thức của các câu hỏi, bài tập giúp HS tự đánh giá kết quả học tập cuối năm.
3. Phẩm chất:
- HS tich cực tham gia, tự đánh giá được kết quả học tâp cuối năm của mình.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Máy tính, máy chiếu, video clip;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 7, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu:Tạo hứng thú, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Ôn tập và tự đáng giá cuối học kì II.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS lập bảng tổng kết về hệ thống kiển thức trong phần Kiến thức ngữ văn ở sách Ngữ văn 7, tập hai.
c. Sản phẩm: Bảng thống kê HS lập được.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp lập bảng tổng kết về hệ thống kiển thức trong phần Kiến thức ngữ văn ở sách Ngữ văn 7, tập hai.
- GV đặt thêm câu hỏi: SGK đã nêu lên những đơn vị kiến thức nào, trong đó, những kiến thức nào mới so với lớp 6?
Bài |
Tên đơn vị kiến thức |
|
Tiếng Việt |
Văn học |
|
6 |
Biện pháp tu từ nói quá, nói giảm – nói tránh |
Một số yếu tố hình thức, nội dung của truyện ngụ ngôn và tực ngữ |
7 |
………………………. |
…………………………… |
8 |
………………………. |
…………………………… |
9 |
………………………. |
…………………………… |
10 |
………………………. |
…………………………… |
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận và hoàn thành bảng thống kê.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời một vài HS chia sẻ, trình bày bảng thống kê của nhóm mình đã hoàn thành trước lớp, yêu cầu HS cả lớp lắng nghe và nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá và tổng hợp lại thành bảng thống kê hoàn thiện:
Bài |
Tên đơn vị kiến thức |
|
Tiếng Việt |
Văn học |
|
6 |
Biện pháp tu từ nói quá, nói giảm – nói tránh |
Một số yếu tố hình thức, nội dung của truyện ngụ ngôn và tực ngữ |
7 |
Ngữ cảnh và nghĩa của từ trong ngữ cảnh; Dấu chấm lửng |
Từ ngữ và hình ảnh trong thơ |
8 |
Liên kết và mạch lạc trong văn bản |
Đặc điểm của văn bản nghị luận xã hội |
9 |
Từ Hán Việt |
Tùy bút và tản văn; Chất trữ tình, cái “tôi”, ngôn ngữ của tùy bút, tản văn |