Giải bài 13: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930

Từ năm 1925 đến năm 1930, trên đất nước ta lần lượt xuất hiện các tổ chức cách mạng hoạt động song song với nhau. Đó là hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, Tân Việt Cách mạng đảng, Việt Nam quốc dân đảng…Trong quá trình đó đã diễn ra sự thử thách nghiêm khắc, sự chọn lựa lịch sử về sứ mệnh của các tổ chức chính trị đối với dân tộc trong thời đại mới.

A. Kiến thức trọng tâm

I. Sự ra đời và hoạt động của ba tổ chức cách mạng

1. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên

a.Thành lập:

  • 11/1924: Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc) lập tổ chức Cộng sản Đoàn (2/1925).
  • 6/1925: Nguyễn Ái quốc thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.
  • 21/6/1925: Ra báo Thanh Niên, cơ quan ngôn luận của Hội.

b. Chủ trương: Làm cách mạng quốc gia tiến tới làm cách mạng thế giới.

c. Hoạt động:

  • 1927: Xuất bản tác phẩm “Đường Kách Mệnh” làm tài liệu tuyên truyền và huấn luyện cách mạng.
  • 1928: Tổ chức phong trào vô sản hóa, đưa hội viên thâm nhập vào đời sống công nhân để tuyên truyền vận động, nâng cao ý thức chính trị.

=> phong trào công nhân có sự chuyển biến rõ rệt về chất, tạo điều kiện cho sự ra đời của 3 tổ chức cộng sản ở Việt Nam.

2. Tân Việt cách mạng Đảng

a. Sự thành lập:

  • 7/1925: Một nhóm tù chính trị và sinh viên thành lập hội Phục Việt ở Vinh.
  • 7/1928: đổi tên là Tân Việt cách mạng đảng.

b. Chủ trương: Đánh đổ đế quốc , lập xã hội bình đẳng bác ái.

c. Hoạt động:

  • Tổ chức đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu tại Trung kì.
  • Do ảnh hưởng của Hội VN cách mạng thanh niên  Tân Việt bị phân hoá.

3. Việt Nam Quốc dân đảng

a. Thành lập:

  • 25/12/1927 từ hoạt động yêu nước của nhà xuất bản Nam Đồng thư xã và ảnh hưởng của học thuyết Tôn Trung Sơn, Việt Nam Quốc dân đảng được thành lập do Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính lãnh đạo.
  • Đây là tổ chức đại diện cho tư sản dân tộc theo khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản.

b. Chủ trương: Làm cách mạng dân chủ tư sản nhằm đánh đổ đế quốc Pháp và phong kiến, thiết lập dân quyền.

c. Hoạt động: chủ yếu là các hoạt động ám sát bạo động gây tiếng vang. Tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa Yên Bái (2/1930).

II. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời

1. Sự xuất hiện các tổ chức cộng sản năm 1929

a. Hoàn cảnh ra đời: 1929: Phong trào yêu nước của các giai cấp phát triển mạnh mẽ.

b. Quá trình thành lập:

  • 3/1929: Một số hội viên tiên tiến của Hội Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cách mạng thanh niên ở Bắc Kì lập chi bộ cộng sản đầu tiên.
  • 5/1929: Tại Đại hội lần thứ I của Hội Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cách mạng thanh niên đại biểu Bắc Kì đề nghị thành lập Đảng Cộng Sản nhưng không được chấp nhận nên bỏ đại hội ra về.
  • 6/1929: Các nhóm cộng sản Bắc Kì họp tại Hà Nội lập Đông Dương Cộng sản Đảng, thông qua tuyên ngôn, điều lệ, ra báo Búa liềm.
  • 7/1929: Các hội viên của lại của Hội Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cách mạng thanh niên lập An Nam Cộng sản đảng ở Nam Kỳ.
  • 9/1929: Bộ phận đảng viên tiên tiến của Tân Việt cách mạng đảng lập Đông Dương Cộng sản liên đoàn.

c. Ý nghĩa:

  • Là sản phẩm tất yếu của lịch sử.
  • Đánh dấu sự trưởng thành của công nhân Việt Nam, chứng tỏ xu hướng cách mạng vô sản phát triển mạnh.
  • Là bước chuẩn bị trực tiếp cho việc thành lập Đảng Cộng Sản VN.

2. Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam

a. Hoàn cảnh lịch sử:

  • 1929 – 1930: Ba tổ chức cộng sản ra đời nhưng hoạt động riêng rẽ gây tác động xấu cho phong trào cách mạng nước ta  yêu cầu thống nhất các tổ chức cộng sản.
  • Nguyễn Ái Quốc từ Xiêm về Hương Cảng triệu tập hội nghị Cửu Long để hợp nhất các Đảng Cộng Sản.
  • 6/1/1930: Hội nghị Cửu Long bắt đầu.

b. Nội dung hội nghị:

  • Hội nghị nhất trí hợp nhất 3 tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.
  • Thông qua chính cương, sách lược và điều lệ vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. Đây là cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.

c. Ý nghĩa lịch sử

  • Là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và đấu tranh giai cấp ở Việt Nam.
  • Đảng là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước.
  • Là bước ngoặt trong lịch sử cách mạng Việt Nam vì:
    • Đảng trở thành chính đảng duy nhất lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
    • Từ nay cách mạng Việt Nam có đường lối đúng đắn, sáng tạo.
    • Cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận của cách mạng thế giới.
  • Đảng ra đời có tính quyết định bước phát triển nhảy vọt về sau của cách mạng Việt Nam.

B. Bài tập & Lời giải

Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài

Câu 1: Trang 86 – sgk lịch sử 12

Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, Tân Việt cách mạng đảng, Việt Nam Quốc dân Đảng đã ra đời và hoạt động như thế nào?

Xem lời giải

Câu 2: Trang 89 – sgk lịch sử 12

Nêu vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với quá trình vận động chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?

Xem lời giải

Câu 3: Trang 89 – sgk lịch sử 12

Việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930 có ý nghĩa lịch sử như thế nào?

Xem lời giải

Hướng dẫn trả lời câu hỏi cuối bài

Câu 1: Trang 89 – sgk lịch sử 12

Trình bày hoàn cảnh lịch sử và diễn biến của Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam?

Xem lời giải

Câu 2: Trang 89 – sgk lịch sử 12

Nêu nội dung cơ bản của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam?

Xem lời giải

Câu hỏi: Em hãy trình bày nội dung Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng và nhận xét về cương lĩnh này?

Xem lời giải

Xem thêm các bài Lịch sử 12, hay khác:

Để học tốt Lịch sử 12, loạt bài giải bài tập Lịch sử 12 đầy đủ kiến thức, lý thuyết và bài tập được biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Lớp 12.

PHẦN MỘT: LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 2000

PHẦN HAI: LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 2000

Lớp 12 | Để học tốt Lớp 12 | Giải bài tập Lớp 12

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 12, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 12 giúp bạn học tốt hơn.