Câu 1: Giá trị của hàng hóa được biểu hiện bằng lượng tiền nhất định được gọi là ....
- A. Giá trị trao đổi
-
B. Giá cả thị trường
- C. Tiền tệ
- D. Giá trị sử dụng
Câu 2: Đâu không phải là chức năng của giá cả thị trường?
- A. Chức năng thông tin
-
B. Chức năng lưu thông hàng hóa
- C. Chức năng phân bổ các nguồn lực
- D. Công cụ để Nhà nước thực hiện quản lí Nhà nước
Câu 3: Giá cả hàng hoá được hiểu là
-
A. Biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá.
- B. Biểu hiện bằng tiền của giá trị sử dụng.
- C. Giá trị sử dụng của hàng hoá được biểu hiện bằng một lượng tiền
- D. Giá trị trao đổi được biểu hiện bằng tiền.
Câu 4: Giá cả thị trường là
- A. Số tiền phải trả cho một hàng hoá để bù đắp chi phí sản xuất và lưu thông hàng hoá đó.
- B. Giá cả hàng hoá do người mua quyết định trên thị trường tại một thời điểm, địa điểm nhất định.
- C. Giá bán thực tế của hàng hoá do người bán quyết định tại một thời điểm, địa điểm nhất định.
-
D. Giá bán thực tế của hàng hoá do tác động qua lại giữa các chủ thể kinh tế trên thị trường tại một thời điểm, địa điểm nhất định.
Câu 5: Đâu không phải là chức năng của giá cả?
- A. Sự biến động của giá cả cung cấp thông tin để các chủ thể kinh tế điều chỉnh
- B. Giá cả điều tiết quy mô sản xuất của các doanh nghiệp.
-
C. Giá cả điều tiết hành vi của người tiêu dùng
- D. Giá cả duy trì sự ổn định và phát triển kinh tế.
Câu 6: Chức năng của giá cả là
-
A. Cung cấp thông tin nhằm tạo ra cơ chế phân bổ nguồn lực của nền kinh tế.
- B. Duy trì sự ổn định và phát triển kinh tế.
- C. Tạo ra nguồn của cải vật chất và tinh thần cho người tiêu dùng.
- D. Tạo lập nguồn vốn cho người sản xuất, góp phần tăng trưởng kinh tế.
Câu 7: Hành vi của chủ thể kinh tế nào sau đây không đúng?
- A. Doanh nghiệp T tăng giá bán gas vì nhà cung cấp tăng giá.
- B. Khi giá hoa hồng tăng lên, nhiều hộ nông dân mở rộng quy mô trồng hoa
-
C. Cửa hàng B ngừng bán xăng và treo biển “Hết xăng" khi thấy thông tin xăng tăng giá.
- D. Cửa hàng trà sữa I tính thêm chi phí vào giá hàng hoá đối với dịch vụ giao hàng tận nơi.
Câu 8: Giá sử dụng để tính các chỉ tiêu tăng trưởng bao gồm:
- A. Giá so sánh, giá hiện hành.
- B. Giá hiện hành, giá sức mua tương đương.
- C. Giá so sánh, giá sức mua tương đương.
-
D. Giá so sánh, giá hiện hành, giá sức mua tương đương.
Câu 9: Phát triển kinh tế là:
-
A. Sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm).
- B. Quá trình biến đổi cả về lượng và về chất; nó kết hợp một cách chặt chẽ quá trình hoàn thiện của hai vấn đề kinh tế và xã hội ở mỗi quốc gia.
- C. Quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa 3 mặt của sự phát triển, gồm: tăng trưởng kinh tế, cải thiện vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường.
- D. Quá trình biến đổi cả về lượng và về chất của nền kinh tế.
Câu 10: Phát triển bền vững là
- A. Sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm).
- B. Quá trình biến đổi cả về lượng và về chất; nó kết hợp một cách chặt chẽ quá trình hoàn thiện của hai vấn đề kinh tế và xã hội ở mỗi quốc gia.
-
C. Quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa 3 mặt của sự phát triển, gồm: tăng trưởng kinh tế, cải thiện vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường.
- D. Quá trình biến đổi cả về lượng và về chất của nền kinh tế.
Câu 11: Tăng trưởng kinh tế là
-
A. Sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm).
- B. Quá trình biến đổi cả về lượng và về chất; nó kết hợp một cách chặt chẽ quá trình hoàn thiện của hai vấn đề kinh tế và xã hội ở mỗi quốc gia.
- C. Quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa 3 mặt của sự phát triển, gồm: tăng trưởng kinh tế, cải thiện vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường.
- D. Quá trình biến đổi cả về lượng và về chất của nền kinh tế.
Câu 12: Tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng dựa vào
-
A. Sự tăng đầu tư, khai thác tài nguyên, sức lao động giá rẻ và một số yếu tố lợi thế khác.
- B. Trình độ công nghệ, từ đó nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả.
- C. Trình độ quản lý, từ đó nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả.
- D. Trình độ công nghệ và quản lý, từ đó nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả.
Câu 13: Giá sử dụng để tính các chỉ tiêu tăng trưởng bao gồm:
- A. Giá so sánh, giá hiện hành.
- B. Giá hiện hành, giá sức mua tương đương.
- C. Giá so sánh, giá sức mua tương đương.
-
D. Giá so sánh, giá hiện hành, giá sức mua tương đương.
Câu 14: Vốn lưu động bao gồm:
- A. Công xưởng, nhà máy.
- B. Máy móc thiết bị.
- C. Phương tiện vận tải.
-
D. Các khoản đầu tư ngắn hạn.
Câu 15: Hình thức đầu tư nào sau đây là đầu tư trực tiếp?
- A. Mua cổ phần.
- B. Mua trái phiếu.
- C. Mua cổ phần chuyển đổi.
-
D. Xây dựng nhà máy sản xuất, kinh doanh.
Câu 16: Giá cả thị trường có đặc điểm nào sau đây?
- A. Giá bán thực tế của hàng hoá, dịch vụ
- B. Do các chủ thể kinh tế chi phối và vận động
- C. Giá cả quyết định tại một thời điểm, địa điểm nhất định.
-
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 17: Giá cả thị trường có chức năng gì?
- A. Cung cấp thông tin.
- B. Phân bố nguồn lực giữa các ngành sản xuất.
- C. Công cụ để Nhà nước thực hiện quản lý, điều tiết, kích thích nền kinh tế.
-
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 18: Nội dung nào dưới đây không phải chức năng của giá cả thị trường?
- A. Cung cấp thông tin;
-
B. Quản lý thu chi của các đối tượng tham gia vào thị trường.
- C. Phân bố nguồn lực giữa các ngành sản xuất.
- D. Công cụ để Nhà nước thực hiện quản lý, điều tiết, kích thích nền kinh tế.
Câu 19: Một trong những chức năng của thị trường là?
- A. Kiểm tra hàng hóa.
- B. Trao đổi hàng hóa.
-
C. Thực hiện.
- D. Đánh giá.
Câu 20:Em hãy cho biết các nhận định sau đây không đúng khi nói về chức năng của giá cả thị trường?
- A. Cung cấp thông tin.
- B. Phân bố nguồn lực giữa các ngành sản xuất.
- C. Công cụ để Nhà nước thực hiện quản lý nền kinh tế.
-
D. Quy định sẵn ngành nghề cho các chủ thể kinh tế.