A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
1. Tác giả
- Ngô Thì Nhậm (1746 - 1803) hiệu là Hi Doãn, sinh trưởng trong một dòng họ nổi tiếng về khoa hoạn và trước thuật là họ Ngô Thì ở làng Tả Thanh Oai (Hà Đông), nay thuộc Thanh Trì (Hà Nội), đỗ tiến sĩ năm 1775, từng làm quan dưới thời Lê Cảnh Hưng.
- Sau đó nhà Lê sụp đổ, Ngô Thì Nhậm là người có đầu óc và tiên tiến cho nên khi triều đại sụp đổ ông không trung thành một cách mù quáng mà đi theo nghĩa quân Tây Sơn, được Nguyễn Huệ tin dùng và giao cho soạn thảo công văn giấy tờ quan trọng.
- Sau khi vua Quang Trung lên ngôi Ngô Thì Nhậm đã theo Quan Trung cùng ông góp phần vào xây dựng đất nước.
- Ngô Thì Nhậm là người học giỏi, kiến thức sâu rộng, văn võ toàn tài, có mưu lược chính trị, có tài bang giao, đã phò giúp Nguyễn Huệ trong việc đánh tan 20 vạn quân Thanh và xây dựng triều Nguyễn Quang Trung, ông được xem như một nhân vật chính trị xuất chúng, một tác giả văn học và triết học tôn giáo lỗi lạc dưới triều Tây Sơn, để lại một số lượng lớn các tác phẩm gồm nhiều thể loại phong phú.
2. Tác phẩm
- Hoàn cảnh sáng tác: bài chiếu được viết nhằm để ban bố đến toàn dân thiên hạ về sự thắng lợi của nghĩa quân Tây Sơn và mong muốn của nhà. vua cầu hiền tài để cùng vua xây dựng đất nước. Ngô Thì Nhậm đã thay vua Quang Trung viết bài cáo này để ban bố khắp thiên hạ.
- Chiếu cầu hiền là một văn kiện quan trọng thể hiện chủ trương đúng đắn của nhà Tây Sơn nhằm động viên tri thức Bắc Hà tham gia xây dựng đất nước.
Bài tập & Lời giải
Câu 1: (Trang 70 - SGK Ngữ văn 11 tập 1) Anh/chị hãy cho biết bài chiếu gồm có mấy phần và nội dung của mỗi phần. Từ đó, hãy khái quát nội dung chính của một văn bản “cầu hiền”.
Xem lời giải
Câu 2: (Trang 70 - SGK Ngữ văn 11 tập 1) Hãy cho biết: bài chiếu được viết nhằm đối tượng nào? Các luận điểm đưa ra để thuyết phục là gì? Có phù hợp với đối tượng không?
Xem lời giải
Câu 3: (Trang 70 - SGK Ngữ văn 11 tập 1) Qua bài chiếu, anh/chị hãy nhận xét về tư tưởng và tình cảm của vua Quang Trung?
Xem lời giải
Câu 2: Hãy nêu ngắn gọn những nội dung chính và chi tiết kiến thức trọng tâm bài học "Chiếu cầu hiền"?