Câu 1: Dựa vào bảng 32 và hình 30.3 trong SGK, khoanh tròn chữ cái ứng với ý đúng.
1.Tốc độ tăng trưởng của sản phẩm dầu mỏ năm 2020 là
A. 131,9%.
B. 195,6%.
C. 162,5%.
D. 217,5%.
Trả lời: A
2. Biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng dầu mỏ và điện giai đoạn 1990 – 2020 là
A. biểu đồ đường.
B. biểu đồ tròn.
C. biểu đồ cột chống.
D. biểu đồ miền.
Trả lời: A
3. Các quốc gia có tổng sản lượng điện từ 2 500 tỉ kWh/năm trở lên là
A. Trung Quốc, Ô-xtrây-li-a.
B. Hoa Kỳ, Trung Quốc.
C. Liên bang Nga, Hoa Kỳ.
D. Ấn Độ, Liên bang Nga.
Trả lời: B
Câu 2: Em hãy nối các ý ở cột A phù hợp với các ý ở cột B nhằm thể hiện cấu trúc đề mục của báo cáo trình bày về một vấn đề của công nghiệp điện lực.
Trả lời:
Câu 3: Dựa vào hình 30.2 trong SGK, em hãy sử dụng từ hoặc cụm từ sau để hoàn thành đoạn thông tin dưới đây.
Trả lời:
Cơ cấu sản lượng điện trên thế giới không ngừng thay đổi. Trong giai đoạn từ 1990 đến 2020, tỉ trọng điện sản xuất từ khí tự nhiên và năng lượng tái tạo khác có xu hướng gia tăng. Trong khi đó, điện sản xuất từ than, dầu mỏ, thuỷ điện và điện nguyên tử có xu hướng giảm.
Câu 4: Dựa vào hình 30.3 trong SGK, em hãy hoàn thiện thông tin trong bảng sau để thể hiện tình hình phân bố công nghiệp điện lực trên thế giới.
Trả lời:
Nguồn sản xuất điện |
Phân bố (*) |
Nhiệt điện |
I-ran, Trung Quốc, Liên Bang Nga, Li-bi, Ả-rập-xê-út |
Thuỷ điện |
Trung Quốc, Bra-xin, Hoa Kỳ, Ai Cập, Ấn Độ |
Điện nguyên tử |
Nhật Bản, Hoa Kỳ, Trung Quốc, I-ran, Liên Bang Nga |
Điện gió |
Na-uy, Hoa Kỳ, Ác-hen-ti-na, Ô-xtrây-li-a, Mê-hi-cô |
Câu 5: Dựa vào kiến thức đã học, hình ảnh dưới đây và các nguồn tài liệu thu thập được, em hãy nêu các vấn đề đặt ra trong sản xuất điện trên thế giới.
Trả lời:
Các vấn đề đặt ra trong sản xuất điện trên thế giới:
- Cạn kiệt các nguồn tài nguyên năng lượng như than, dầu mỏ, khí đốt.
- Ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí,… từ hoạt động khai thác tài nguyên: khai thác than, dầu khí
- Phát thải khí CO2 toàn cầu từ ngành điện
- Cần thiết phải phát triển mạnh các nguồn năng lượng tái tạo (gió, năng lượng mặt trời, thủy triều,…) để thay thế các nguồn năng lượng không thể tái tạo.
- Khai thác điện đi đôi với bảo vệ cảnh quan, an toàn sức khỏe người dân.
Câu 6: Đọc đoạn thông tin sau và hãy trả lời các câu hỏi bên dưới.
Chiến lược phát triển năng lượng của Nhật Bản
Vào tháng 7 năm 2018, Nội các Nhật Bản đã thông qua kế hoạch năng lượng chiến lược lần thứ 5, tầm nhìn đến năm 2050. Theo kế hoạch này, sự phát triển ngành năng lượng Nhật Bản dựa trên triết lí 3 E +S, viết tắt của các từ an toàn (safety), an ninh năng lượng (energy sercurity), môi trường (enviroment), hiệu quả kinh tế (econimic effeciency).
Các nhà hoạch định chính sách đã nhận diện được chính xác đặc tính của từng nguồn năng lượng như địa nhiệt, thuỷ điện, điện hạt nhân, điện từ than, điện từ khí hoá lỏng,... Trên cơ sở đó, họ nêu ra hướng phát triển phù hợp với ưu điểm và hạn chế của từng loại. Nhật Bản cũng đã xác định trong cơ cấu mới về năng lượng điện quốc gia, năng lượng tái tạo và năng lượng hạt nhân là hai thành tố quan trọng trong chính sách phát triển năng lượng.
Như vậy, Nhật Bản đã xây dựng một cơ cấu ngành năng lượng đa dạng và linh hoạt, không chỉ tránh sự phụ thuộc quá nhiều vào một loại hình năng lượng mà còn tận dụng được thế mạnh của các nguồn năng lượng khác nhau.
(Nguồn: Thanh Nhàn, Chính sách năng lượng Nhật Bản: Xác định cấu trúc điện năng tương lai, Tạp chí Tia sáng, 2018)
1. Triết lí phát triển ngành sản xuất điện ở Nhật Bản là cần đảm bảo các yếu tố về ……
2. Việc nhận diện được chính xác đặc tính của từng nguồn năng lượng là cơ sở để...
3. Nhật Bản đã xây dựng cơ cấu nguồn năng lượng với đặc điểm...
Trả lời:
1. Triết lí phát triển ngành sản xuất điện ở Nhật Bản là cần đảm bảo các yếu tố về: an toàn, an ninh năng lượng, môi trường, hiệu quả kinh tế .
2. Việc nhận diện được chính xác đặc tính của từng nguồn năng lượng là cơ sở để nêu ra hướng phát triển phù hợp với ưu điểm và hạn chế của từng loại.
3. Nhật Bản đã xây dựng cơ cấu nguồn năng lượng với đặc điểm đa dạng và linh hoạt, không chỉ tránh sự phụ thuộc quá nhiều vào một loại hình năng lượng mà còn tận dụng được thế mạnh của các nguồn năng lượng khác nhau.