Câu 1: Dựa vào hình 16.1 và hình 16.2 trong SGK, khoanh tròn chữ cái ứng với ý đúng.
1. Nhóm đất chiếm diện tích chủ yếu ở vùng ôn đới là
A. đất đài nguyên.
B. đất pốtdôn.
C. băng tuyết.
D. đất đen, hạt dẻ thảo nguyên.
Trả lời: B
2. Ở khu vực Bắc Phi, nhóm đất nào chiếm diện tích lớn nhất?
A. Đất đỏ nâu rừng cây bụi lá cứng.
B. Đất phù sa.
C. Đất xám hoang mạc và bán hoang mạc.
D. Đất đỏ, nâu đỏ xavan.
Trả lời: C
3. Thảm thực vật tiêu biểu ở khu vực Xích đạo là
A. rừng nhiệt đới ẩm và gió mùa.
B. rừng mưa nhiệt đới.
C. xavan.
D. hoang mạc.
Trả lời: B
4. Đài nguyên phân bố chủ yếu ở vùng
A. cận cực ở bán cầu Bắc.
B. cận cực ở bán cầu Nam.
C. ôn đới ở bán cầu Bắc
D. ôn đới ở bán cầu Nam.
Trả lời: A
5. Kiểu thảm thực vật tiêu biểu của Việt Nam là
A. rừng nhiệt đới ẩm và gió mùa
B. rừng mưa nhiệt đới
C. rừng nhiệt đới khô
D. xavan
Trả lời: A
Câu 2: Dựa vào hình 16.3 trong SGK, em hãy nối các ý ở cột A với các ý ở cột B sao cho phù hợp.
Trả lời:
Câu 3: Dựa vào kiến thức đã học, hãy phân tích sự phân bố của đất và sinh vật theo chiều bắc - nam, đông - tây và theo độ cao.
Trả lời:
- Sự phân bố của đất và sinh vật theo chiều bắc - nam, đông - tây và theo độ cao:
+ Theo chiều bắc - nam (theo vĩ độ): Sự phân bố của đất và sinh vật chịu ảnh hưởng chủ yếu của điều kiện khí hậu (chế độ nhiệt, ẩm), mà chế độ nhiệt, ẩm lại thay đổi theo vĩ độ vì thế sự phân bố các loại đất và các thảm thực vật cũng thay đổi theo vĩ độ.
+ Theo chiều đông - tây: sự phân bố các nhóm đất và các thảm thực vật không thay đổi
+ Theo độ cao: Ở vùng núi, càng lên cao, nhiệt độ và áp suất không khí càng giảm, độ ẩm không khí tăng lên đến độ cao nhất định mới giảm. Sự khác nhau về chế độ nhiệt ẩm theo độ cao tạo nên sự thay đổi về các loại đất và thảm thực vật theo độ cao.