Câu 1: Khoanh tròn chữ cái ứng với ý đúng.
1. Nhận định nào sau đây không thể hiện vai trò của điểm công nghiệp?
A. Là đơn vị cơ sở cho các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp khác.
B. Có các cơ sở sản xuất công nghiệp thường phân bố gần nguồn nhiên liệu.
C. Góp phần giải quyết việc làm tại địa phương.
D. Góp phần thực hiện công nghiệp hoá tại địa phương.
Trả lời: B
2. Nhận định nào sau đây không phản ánh chính xác đặc điểm chung của điểm công nghiệp?
A. Điểm công nghiệp là hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp đơn giản nhất.
B. Điểm công nghiệp là hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp rất phức tạp.
C. Các cơ sở sản xuất công nghiệp thường phân bố gần nguồn nhiên liệu, nguyên liệu.
D. Giữa các cơ sở sản xuất công nghiệp không có (hoặc có rất ít) mối liên hệ với nhau.
Trả lời:B
3. Nhận định nào sau đây không thể hiện vai trò của khu công nghiệp?
A. Góp phần thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước.
B. Thúc đẩy chuyển giao công nghệ hiện đại.
C. Có ranh giới rõ ràng, không có dân cư sinh sống.
D. Tạo nguồn hàng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Trả lời: C
4. Hình thức nào sau đây không phải là một trong những hình thức khác của khu công nghiệp?
A. Đặc khu kinh tế.
B. Khu chế xuất.
C. Khu công nghệ cao.
D. Khu thương mại tự do.
Trả lời: D
5. Hình thức cao nhất của tổ chức lãnh thổ công nghiệp là
A. khu công nghiệp.
B. điểm công nghiệp.
C. vùng công nghiệp
D. trung tâm công nghiệp.
Trả lời: C
6. Hoạt động khai thác quặng kim loại thường gây ô nhiễm nghiêm trọng đến
A. môi trường đất và môi trường nước.
B. môi trường không khí và môi trường nước.
C. nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm.
D. môi trường biển và hệ sinh thái ven biển.
Trả lời: A
7. Hoạt động khai thác khí đốt thường gây ô nhiễm nghiêm trọng đến
A. môi trường không khí.
B. môi trường đất.
C. môi trường biển.
D. môi trường nước.
Trả lời: A
8. Ngành công nghiệp nào sau đây ít tác động đến môi trường hơn cả?
A. Điện tử – tin học.
B. Khai thác than.
C. Khai thác dầu khí.
D. Thực phẩm.
Trả lời: A
9. Nguồn sản xuất điện nào sau đây không phải là nguồn năng lượng tái tạo?
A. Năng lượng từ gió.
B. Năng lượng từ Mặt Trời.
C. Năng lượng từ than, dầu mỏ.
D. Năng lượng từ thuỷ triều.
Trả lời: C
10. Nhận định nào sau đây không phải định hướng phát triển ngành công nghiệp trong tương lai?
A. Chuyển dần sang phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng kĩ thuật – công nghệ cao.
B. Có sự liên kết mạnh mẽ theo ngành và theo vùng trong phát triển công nghiệp.
C. Tiếp tục đầu tư, mở rộng phát triển các ngành công nghiệp truyền thống.
D. Hoạt động sản xuất công nghiệp gắn với sự khai thác hợp lí, có hiệu quả tài nguyên.
Trả lời: C
Câu 2: Vẽ mũi tên nối các ô dưới đây sao cho phù hợp nhằm thể hiện quan niệm về tổ chức lãnh thổ công nghiệp.
Trả lời:
Câu 3: Em hãy điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống(......) để hoàn thiện nội dung về vai trò của tổ chức lãnh thổ công nghiệp.
Trả lời:
Tổ chức lãnh thổ công nghiệp góp phần sử dụng một cách hợp lí các nguồn lực về vị trí địa lí, tự nhiên, kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia đồng thời thu hút nguồn lực từ bên ngoài
Câu 4: Em hãy nối các ý ở cột A phù hợp với các ý ở cột B.
Trả lời:
Câu 5: Xác định tên gọi của các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp vào chỗ trống (......) dưới mỗi hình.
Trả lời:
Câu 6: Dựa vào kiến thức đã học, em hãy hoàn thành thông tin trong bảng dưới đây.
Trả lời:
Hình thức tổ chức lãnh thổ CN | Đặc điểm chính | Ví dụ ở nước ta |
Điểm công nghiệp | Vị trí: Nằm trong phạm vi của một điểm dân cư (đồng nhất với điểm dân cư) hoặc xa điểm dân cư.Mối liên hệ sản xuất: Giữa các cơ sở sản xuất công nghiệp không có (hoặc có rất ít) mối liên hệ với nhau. | Một số điểm công nghiệp như: Hà Tĩnh, Đồng Hới, Yên Bái, Tĩnh Túc,… |
Khu công nghiệp | Ranh giới: rõ ràng, không có dân cư sinh sống.Vị trí: phân bố thuận lợi để vận chuyển hàng hóa và liên hệ với bên ngoài (gần cảng biển, đường giao thông lớn, sân bay, ngoại vi các thành phố lớn,…Mối liên hệ sản xuất: tập trung tương đối nhiều các cơ sở sản xuất, chung cơ sở hạ tầng sản xuất, có các cơ sở sản xuất nòng cốt. | Một số khu công nghiệp: Khu công nghiệp Sóng Thần, Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Khu công nghiệp Nội Bài,… |
Trung tâm công nghiệp | Ranh giới: không có ranh giới rõ ràng.Vị trí: thường gắn với các đô thị vừa và lớn, có vị trí địa lí thuận lợi.Mối liên hệ sản xuất: bao gồm các khu công nghiệp, điểm công nghiệp và các cơ sở sản xuất công nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ với nhau về sản xuất, kĩ thuật, công nghệ. | Các trung tâm công nghiệp như: thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Biên Hòa, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một,… |
Câu 7: Em hãy hoàn thành sơ đồ thể hiện tác động của công nghiệp tới môi trường.
Trả lời:
- Tích cực: Tạo ra máy móc, thiết bị sử dụng công nghệ hiện đại để dự báo và khai thác hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường.
- Tiêu cực
+ Ô nhiễm môi trường nước và môi trường không khí
+ Ô nhiễm môi trường do chất thải rắn
+ Ô nhiễm môi trường do sản phẩm công nghiệp sau khi sử dụng
+ Tình trạng cạn kiệt một số tài nguyên thiên nhiên
Câu 8: Em hãy đánh dấu (X) vào các ô tương ứng với các nhận định em cho là thích hợp khi đề cập đến tác động của công nghiệp tới môi trường.
Trả lời:
Câu 9: Em hãy sắp xếp các cụm từ sau để hoàn thành thông tin trong bảng bên dưới.
<span style="font-size: medium;"><img src="/images/ex/upload2/images/1657764461/1657764693-image9.png" alt=""></span><strong><span style="font-size: medium;">Trả lời: </span></strong>
Nguồn năng lượng có thể tái tạo | Nguồn năng lượng không thể tái tạo |
- Năng lượng gió - Năng lượng mặt trời -Năng lượng thủy triều - Năng lượng sóng biển |
- Năng lượng dầu mỏ - Năng lượng từ than - Năng lượng hạt nhân |
<span style="font-size: medium;"><strong>Câu 10: </strong>Em hãy đánh dấu (X) vào các ô tương ứng với các nhận định em cho là thích hợp khi đề cập đến định hướng phát triển ngành công nghiệp trong tương lai.</span>
Trả lời:
Câu 11: Giải thích vì sao cần phát triển các nguồn năng lượng tái tạo.
Trả lời:
Cần phát triển các nguồn năng lượng tái tạo vì:
- Các nguồn năng lượng này có thể tái tạo và không cạn kiệt trong quá trình sử dụng.
- Khai thác và sử dụng nguồn năng lượng tái tạo để bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường.
- Hạn chế sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng không thể tái tạo đang dần cạn kiệt và gây ô nhiễm môi trường nặng nề.
- Các nguồn năng lượng đều sẵn có, khả năng khai thác lớn.