Câu 1: Khoanh tròn chữ cái ứng với ý đúng.
1. Ý nào sau đây không đúng khi nói về vai trò của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản?
A. Cung cấp lương thực, thực phẩm và lâm sản cho nhu cầu xã hội.
B. Tạo việc làm và thu nhập cho người dân.
C. Thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá – hiện đại hoá ở mỗi quốc gia.
D. Giữ gìn cân bằng sinh thái, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
Trả lời: C
2. Đối tượng của sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản là
A. cây trồng và vật nuôi.
B. đất đai
C. nông sản.
D. máy móc.
Trả lời: A
3. Biểu hiện của nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá là
A. sử dụng nhiều công cụ thủ công và sức người.
B, chủ yếu tạo ra sản phẩm để tiêu dùng tại chỗ.
C. sản xuất theo lối quảng canh để không ngừng tăng sản xuất.
D. hình thành và phát triển các vùng chuyên môn hoá.
Trả lời: D
4. Khí hậu ảnh hưởng mạnh đến
A. quy mô, phương hướng sản xuất.
B. cơ cấu sản xuất, mùa vụ và tính ổn định trong sản xuất.
C. quy mô, cơ cấu và năng suất cây trồng, vật nuôi.
D. sự phân bố và quy mô của hoạt động sản xuất.
Trả lời: B
5. Nhân tố nào sau đây ảnh hưởng đến thị trường tiêu thụ nông sản?
A. Dân cư
B. Nguồn lao động.
C. Điều kiện tự nhiên.
D. Khoa học – công nghệ.
Trả lời: A
Câu 2: Dựa vào nội dung trong SGK, em điền nội dung thích hợp vào chỗ trống (...) để hoàn thành đoạn thông tin sau.
Trả lời:
Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu của ngành nông nghiệp và lâm nghiệp, diện tích mặt nước là tư liệu sản xuất của ngành thuỷ sản. Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản thường có tính mùa vụ, chịu tác động của điều kiện tự nhiên. Vì vậy cần phải xây dựng cơ cấu nông nghiệp hợp lí, đa dạng hóa sản xuất, phát triển các hoạt động dịch vụ nông nghiệp.
Câu 3: Dựa vào kiến thức đã học, em hãy hoàn thành sơ đồ các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản dưới đây.
Trả lời:
- Vị trí địa lí:
+ Ảnh hưởng đến sự phân bố của hoạt động sản xuất
+ Ảnh hưởng đến việc mở rộng thị trường và tiêu thụ sản phẩm
- Điều kiện tự nhiên:
+ Địa hình: Ảnh hưởng đến quy mô, phương hướng sản xuất
+ Đất đai: Ảnh hưởng đến quy mô, cơ cấu và năng suất cây trồng, vật nuôi
+ Khí hậu: tác động đến cơ cấu sản xuất, mùa vụ và tính ổn định trong sản xuất
+ Nguồn nước: ảnh hưởng trực tiếp đến sự phân bố và quy mô của hoạt động sản xuất, là tư liệu sản xuất không thể thiếu của ngành thủy sản
+ Sinh vật: là nguồn cung cấp giống cây trồng, vật nuôi và là cơ sở thức ăn cho chăn nuôi
- Điều kiện kinh tế - xã hội:
+ Dân cư: tác động rất lớn đến thị trường tiêu thụ nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản
+ Nguồn lao động: ảnh hưởng đến quy mô, năng suất và hiệu quả sản xuất
+ Cơ sở vật chất – kĩ thuật: ảnh hưởng đến quy mô, hiệu quả sản xuất, góp phần thúc đẩy sản xuất hàng hóa
+ Khoa học và công nghệ: giúp nâng cao năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm; góp phần sử dụng hiệu quả tài nguyên nông nghiệp
+ Thị trường: có vai trò điều tiết sản xuất, ảnh hưởng đến tính chuyên môn hóa sản xuất
Câu 4: Những nhận định sau đây về các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản là đúng (Đ) hay sai (S)? Hãy đánh dấu (X) vào các ô tương ứng bên cạnh mỗi nhận định.
Trả lời:
Câu 5: Em hãy nối các ý ở cột A phù hợp với các ý ở cột B.
Trả lời:
Câu 6: Sưu tầm thông tin về vai trò của ngành thuỷ sản đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay.
Trả lời:
Ngành Thủy sản hiện nay là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam với quy mô ngày càng mở rộng.
- Giải quyết vấn đề lương thực, thực phẩm
- Giải quyết vấn đề lao động và việc làm, tăng thu nhập cho người dân
- Cung cấp nguyên liệu cho các ngành sản xuất và chế biến thực phẩm
- Nâng cao đời sống dân cư vùng ven biển, trên các đảo và những người hoạt động trên biển
- Tăng cường khả năng quốc phòng, an ninh trên biển, khả năng tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn và phòng chống thiên tai.
Trong quá trình phát triển của mình, ngành Thủy sản không chỉ khẳng định là một ngành kinh tế biển truyền thống, mà còn từng bước phát triển thành một ngành kinh tế sản xuất hàng hóa lớn và đi đầu trong hội nhập kinh tế quốc tế và cũng là lĩnh vực kinh tế có đóng góp quan trọng cho bảo đảm an ninh lương thực, thực phẩm quốc gia, góp phần xóa đói giảm nghèo và góp phần gìn giữ an ninh quốc phòng trên biển, đảo.