Câu 1: Khoanh tròn chữ cái ứng với ý đúng
1. Khu vực có mật độ dân số thấp nhất thế giới là
A. Đông Nam Á
B. Bắc Phi
C. châu Đại Dương
D. Trung Phi
Trả lời: C
2. Mật độ dân số (người/km2) được tính bằng
A. số lao động tính trên đơn vị diện tích.
B. số dân trên một đơn vị diện tích.
C. số người sinh ra trên một quốc gia.
D. dân số trên một diện tích đất canh tác.
Trả lời: B
3. Đô thị hoá là một quá trình gắn liền với
A. nông nghiệp.
B. công nghiệp.
C. công nghiệp hoá.
D. dịch vụ.
Trả lời: C
4. Nhân tố có ý nghĩa quyết định đến phân bố dân cư là
A. điều kiện tự nhiên.
B. sự chuyển cư.
C. lịch sử khai thác lãnh thổ.
D. trình độ phát triển kinh tế.
Trả lời: D
5. Tỉ lệ dân thành thị có xu hướng tăng nhanh là biểu hiện rõ nét của quá trình
A. đô thị hoá.
B. hiện đại hoá.
C. thương mại hoá.
D. công nghiệp hoá.
Trả lời: A
6. Nhận định nào sau đây không đúng về ảnh hưởng tích cực của đô thị hoá?
A. Kinh tế tăng trưởng nhanh.
B. Thiếu hụt lao động ở nông thôn.
C. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
D. Cải thiện cơ sở hạ tầng, tiện nghi dịch vụ.
Trả lời: B
7. Nhận định nào sau đây không phải ảnh hưởng tiêu cực của đô thị hoá?
A. Nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.
B. Thất nghiệp, tệ nạn xã hội.
C. Sức ép lên giáo dục, giao thông, y tế.
D. Môi trường bị ô nhiễm.
Trả lời: A
8. Ý nào sau đây không phải là đặc điểm của đô thị hoá?
A. Phổ biến rộng rãi lối sống thành thị.
B. Dân cư thành thị có xu hướng tăng nhanh.
C.Trình độ nhận thức của dân cư ngày càng cao.
D. Dân cư tập trung vào các thành phố lớn.
Trả lời: C
9. Các nước ở khu vực Tây Âu có mật độ dân số cao do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?
A. Tỉ lệ dân nhập cư cao
B. Vị trí địa lí thuận lợi.
C. Nền kinh tế phát triển.
D. Khí hậu ôn hoà, ấm áp.
Trả lời: C
10. Cho bảng số liệu sau:
Bảng 21. Tỉ lệ dân nông thôn và thành thị của thế giới, giai đoạn 1900-2020
Theo bảng số liệu trên, để thể hiện cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn giai đoạn 1900 - 2020, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
A. Biểu đồ cột
B. Biểu đồ đường
C. Biểu đồ miền
D. Biểu đồ tròn
Trả lời: C
Câu 2: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phân bố dân cư. Lấy ví dụ minh hoạ để hoàn thành bảng sau:
Trả lời:
Nhân tố |
Mật độ dân số cao |
Mật độ dân số thấp |
Nhân tố kinh tế - xã hội |
||
Trình độ phát triển của LLSX |
Lực lượng sản xuất trình độ cao (thành phố có dân cư đông đúc) |
Lực lượng sản xuất trình độ thấp (nông thôn có dân cư thưa hơn) |
Tính chất của nền kinh tế |
Nền kinh tế phát triển, có nhiều các trung tâm công nghiệp, dịch vụ sẽ thu hút nhiều lao động. Ví dụ: thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh. |
Nền kinh tế lạc hậu, chủ yếu sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ không thu hút lao động. Ví dụ như các tỉnh miền núi biên giới phía Bắc. |
Lịch sử khai thác lãnh thổ |
Khu vực có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời (vùng Đồng bằng sông Cửu Long) |
Khu có lịch sử khai thác lãnh thổ muộn (vùng Đồng bằng sông Hồng) |
Chuyển cư |
Các luồng di cư chuyển đến |
Các luồng di cư chuyển đi |
Nhân tố tự nhiên |
||
Vị trí địa lí |
Vị trí địa lí thuận lợi cho giao thông và giao thương. Ví dụ gần trung tâm công nghiệp |
Vị trí kém thuận lợi khó khăn cho sinh sống, giao thông và giao thương. |
Khí hậu |
Khí hậu hài hòa, dễ chịu => dân cư tập trung đông đúc (Tây Âu, Nam Á,…) |
Khí hậu khắc nghiệt => dân cư thưa thớt (hoang mạc, sa mạc, vùng cực và cận cực) |
Nguồn nước |
Dân cư tập trung đông tại những khu vực gần nguồn nước (các thành phố, trung tâm công nghiệp đều gần sông) |
Càng xa nguồn nước dân cư càng thưa thớt (sa mạc, hoang mạc ít dân) |
Địa hình, đất đai |
Địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ là nơi tập trung đông dân cư (ở các đồng bằng, ven biển) |
Địa hình hiểm trở, đất đai cằn cỗi là nơi dân cư thưa thớt (các vùng núi cao) |
Câu 3: Em hãy nối các ý ở cột A với các ý ở cột B cho phù hợp với tác động của quá trình đô thị hoá.
Trả lời:
Câu 4: Vẽ sơ đồ khái quát các nhân tố ảnh hưởng đến đô thị hoá.
Trả lời:
Câu 5: Các nhân tố kinh tế - xã hội tác động đến phân bố dân cư trên thế giới và các quốc gia như thế nào? Lấy ví dụ minh hoạ.
Trả lời:
Phân bố dân cư trên thế giới và các quốc gia chịu tác động của các nhân tố kinh tế - xã hội:
- Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và tính chất nền kinh tế có vai trò quyết định đến sự phân bố dân cư. Ví dụ như thành phố Bắc Kinh (Trung Quốc) là trung tâm kinh tế phát triển bậc nhất của Trung Quốc với rất nhiều các trung tâm công nghiệp, dịch vụ lớn nên thu hút nhiều lao động dẫn đến dân cư đông đúc.
- Lịch sử khai thác lãnh thổ và chuyển cư: những khu vực có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời tập trung dân cư đông đúc hơn những khu vực mới khai thác. Ví dụ như châu Á có dân cư đông đúc hơn châu Mỹ và châu Úc. Việc chuyển cư với quy mô lớn có tác động nhiều tới sự phân bố dân cư. Điển hình như thời kì Xuân vận mỗi năm vào dịp Tết Nguyên đán ở Trung Quốc là đợt di cư lớn nhất trên toàn thế giới.
Câu 6: Em hãy điền nội dung thích hợp vào chỗ trống (......) để hoàn thiện khái niệm đô thị hoá.
Trả lời:
Đô thị hoá là quá trình kinh tế - xã hội mà biểu hiện của nó là sự tăng nhanh số lượng và quy mô của các điểm dân cư đô thị, sự tập trung dân cư trong các thành phố, nhất là các thành phố lớn và phổ biến rộng rãi lối sống thành thị.
Câu 7: Sưu tầm hình ảnh về sự tác động của đô thị hoá đến đời sống và sản xuất tại địa phương em và dán hình vào các ô bên dưới.
Trả lời: