Người ta thường đo nồng độ đường trong máu vào những thời điểm nào? Tại sao phải thực hiện xét nghiệm lượng đường trong máu vào nhiều thời điểm khác nhau?

3. TÌM HIỂU KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM NỒNG ĐỘ ĐƯỜNG VÀ URIC ACID TRONG MÁU

Tìm hiểu cách đọc thông tin kết quả xét nghiệm nồng độ đường trong máu

Câu hỏi 4: Người ta thường đo nồng độ đường trong máu vào những thời điểm nào? Tại sao phải thực hiện xét nghiệm lượng đường trong máu vào nhiều thời điểm khác nhau?

Câu hỏi 5: Dựa vào thông tin trong Bảng 40.1, cho biết khi nào thì một người bị bệnh tiểu đường hoặc có nguy cơ bị bệnh tiểu đường.

Thời điểm đo

Các chỉ số người bị bệnh

Đo vào sáng sớm, lúc cơ thể đói và chưa ăn, uống gì (kể cả hút thuốc lá)

>11,1%

Thời điểm khám sức khoẻ định kì hoặc nghi ngờ mắc đái tháo đường vì bệnh nhân có một trong các dấu hiệu của tăng nồng độ glucose máu như: tiểu nhiều, mệt mỏi, mờ mắt, nhiễm trùng lâu lành

 $\geq 6,5 \%$

Câu hỏi luyện tập 3: Giải thích tại sao đối với người bình thường, khi ăn nhiều đường, lượng đường trong máu vẫn ổn định. 

Bài Làm:

Câu hỏi 4:

- Người ta thường đo nồng độ đường trong máu vào các thời điểm sau:

+ Đo vào sáng sớm, lúc cơ thể đói và chưa ăn, uống (kể cả hút thuốc lá).

+ Đo sau khi ăn sáng, trưa, chiều khoảng 1 – 2h.

+ Đo vào thời điểm ngẫu nhiên trong ngày.

+ Thời điểm khám sức khỏe định kì hoặc nghi ngờ mắc đái tháo đường.

- Phải thực hiện xét nghiệm lượng đường trong máu vào nhiều thời điểm khác nhau vì lượng đường huyết có thể thay đổi, nó chịu tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau như chế độ ăn uống, giờ giấc sinh hoạt. Do đó, cần xét nghiệm vào nhiều thời điểm để bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán chính xác mức độ mắc bệnh tiểu đường và xác định liệu trình điều trị phù hợp.

Câu hỏi 5:

Một người bị bệnh tiểu đường hoặc có nguy cơ bị bệnh tiểu đường khi chỉ số đo nồng độ đường trong máu lúc đói, chưa ăn uống gì (kể cả hút thuốc lá) lớn hơn hoặc bằng 6,5%; hoặc chỉ số đo tại thời điểm bất kì lớn hơn 11,1%.

Câu hỏi luyện tập 3: 

Đối với người bình thường, khi ăn nhiều đường, lượng đường trong máu vẫn ổn định vì cơ thể có cơ chế điều hòa hàm lượng  đường glucose trong máu; hàm lượng này được duy trì ổn định chủ yếu nhờ hoạt động của gan. Khi nồng độ glucose trong máu cao, tuyến tụy tăng tiết insulin, làm các tế bào cơ thể tăng nhận glucose, gan tăng nhận và chuyển glucose thành dạng glycogen dự trữ, dẫn đến nồng độ glucose trong máu giảm xuống trở về mức bình thường.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Giải KHTN 8 chân trời bài 40 Điều hoà môi trường trong cơ thể

Câu hỏi mở đầu: Tại sao khi bị sốt cao, tiêu chảy hoặc nôn (ói) nhiều, cần bổ sung thêm nước cho cơ thể?

Xem lời giải

1. KHÁI NIỆM MÔI TRƯỜNG TRONG VÀ CÂN BẰNG MÔI TRƯỜNG TRONG CỦA CƠ THỂ

Tìm hiểu khái niệm môi trường trong của cơ thể

Câu hỏi 1: Quan sát Hình 40.1, cho biết:

- Môi trường trong của cơ thể gồm những thành phần cơ bản nào.

- Mối liên hệ giữa môi trường trong với môi trường ngoài cơ thể.

Quan sát Hình 40.1, cho biết:  - Môi trường trong của cơ thể gồm những thành phần cơ bản nào.  - Mối liên hệ giữa môi trường trong với môi trường ngoài cơ thể.

Xem lời giải

Tìm hiểu khái niệm cân bằng môi trường trong cơ thể

Câu hỏi 2: Cho biết cơ thể duy trì được cân bằng nội môi như thế nào.

Câu hỏi luyện tập 1: Hãy cho biết một số biểu hiện của cơ thể khi bị mất cân bằng nhiệt độ, huyết áp.

Xem lời giải

2. VAI TRÒ CỦA SỰ DUY TRÌ ỔN ĐỊNH MÔI TRƯỜNG TRONG CỦA CƠ THỂ

Tìm hiểu vai trò của cân bằng môi trường trong

Câu hỏi 3: Nêu vai trò của cân bằng nội môi đối với cơ thể.

Câu hỏi luyện tập 2: Phát biểu nào dưới đây đúng khi nói về cân bằng môi trường trong?

A. Hầu hết người trưởng thành cao 1,5m đến 1,8m.

B. Khi nồng độ muối của máu tăng lên, thận phải thải ra nhiều muối hơn.

C. Mọi tế bào của cơ thể có cùng một kích cỡ giống nhau.

D. Phổi có bề mặt trao đổi khí lớn.

Xem lời giải

Tìm hiểu cách đọc thông tin kết quả xét nghiệm nồng độ uric acid trong máu

Câu hỏi 6: Chỉ số uric acid là gì? Nồng độ uric acid trong máu đạt ngưỡng bao nhiêu thì một người được chẩn đoán mắc bệnh Gout?

Câu hỏi vận dụng: Một bệnh nhân tiểu đường và một bệnh nhân Gout có kết quả xét nghiệm máu như phiếu a, b dưới đây. Hãy nhận xét về chỉ số glucose, chỉ số uric acid trên phiếu kết quả xét nghiệm của hai bệnh nhân này so với chỉ số bình thường.

Một bệnh nhân tiểu đường và một bệnh nhân Gout có kết quả xét nghiệm máu như phiếu a, b dưới đây. Hãy nhận xét về chỉ số glucose, chỉ số uric acid trên phiếu kết quả xét nghiệm của hai bệnh nhân này so với chỉ số bình thường.

Xem lời giải

Xem thêm các bài Giải khoa học tự nhiên 8 chân trời sáng tạo, hay khác:

Xem thêm các bài Giải khoa học tự nhiên 8 chân trời sáng tạo được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.