Nêu ý nghĩa các từ ngữ in đậm trong các câu dưới đây:

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Tìm hiểu về từ ngữ địa phương

a. Nêu ý nghĩa các từ ngữ in đậm trong các câu dưới đây:

- Sáng ra bờ suối, tối vào hang

Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng

(Hồ Chí Minh)

- Mặt trời của bắp thì nằm trên Đồi

Mặt trời của mẹ, Em nằm trên lưng

(Nguyễn Khoa Điềm)

- Con xót lòng, mẹ hái trái bưởi đào 

Con nhạt miệng, có canh tôm nấu khế 

Khoai nướng, ngô bung, ngọt lòng đến thế 

(Bằng Việt)

b. Trong các từ in đậm trên, những từ nào là từ địa phương, từ nào được dùng phổ biến toàn dân ?

c. Đọc thông tin sau, nêu sự khác biệt giữa từ ngữ địa phương với từ ngữ toàn dân:

Khác với từ ngữ toàn dân, từ ngữ địa phương là những từ chỉ sử dụng ở một (hoặc một số) địa phương nhất định.

Bài Làm:

a.  Nghĩa của các từ " bắp , bẹ , ngô " là : cây lương thực, thân thẳng, quả có dạng hạt tụ lại thành bắp ở lưng chừng thân, hạt dùng để ăn .

b. 

  • "bẹ" là từ ngữ địa phương (miền Bắc)
  • "bắp" là từ ngữ địa phương (miền Nam)
  • "ngô" là từ ngữ toang dân được dùng phổ biến , rộng rãi.

c, Sự khác biệt giữa từ ngữ địa phương với từ ngữ toàn dân là ở phạm vi sử dụng:

  • Từ ngữ địa phương chỉ được sử dụng ở một hoặc một số địa phương nhất định.
  • Từ ngữ toàn dân là từ được mọi người hiểu và  sử dụng rộng rãi và phổ biến 

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Soạn văn 8 VNEN bài 5: Từ ngữ địa phương-Biệt ngữ xã hội-Tóm tắt văn bản tự sự

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.