Mục đích và đối tượng của bản Tuyên ngôn độc lập (căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể...

Câu 4: trang 215 sgk Ngữ Văn 12 tập một 

Mục đích và đối tượng của bản Tuyên ngôn độc lập (căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể khi Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn)? Phân tích nội dung và hình thức của tác phẩm để làm rõ Tuyên ngôn độc lập vừa là một áng văn chính luận mẫu mực vừa là một áng văn chan chứa những tình cảm lớn.

Bài Làm:

  • Mục đích và đối tượng của bản Tuyên ngôn độc lập
    • Tuyên bố với đồng bào cả nước, với nhân dân thế giới và đặc biệt là bọn đế quốc, thực dân cùng các thế lực thù địch về sự ra đời của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
    • Bác bỏ luận điệu xảo trá của kẻ thù khi Pháp theo chân đồng minh Anh quay trở lại nước ta. Đồng thời, tranh luận với những lời lẽ giả dối, sai sự thật về cái gọi là bảo hộ, là khai phá văn minh với Việt Nam mà Pháp đã tuyên bố trước đó.
    • Cảnh báo kẻ thù, bọn đế quốc, thực dân và các thế lực thù địch rằng nhân dân Việt Nam sẽ chiến đấu đến hơi thở cuối cùng để bảo vệ nền độc lập, tự chủ của dân tộc mình.
    • Kêu gọi và tranh thủ sự đồng tình của nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới ủng hộ nền độc lập, tự do của nhân dân Việt Nam. Cùng với đó là công nhận tính chính nghĩa của cuộc chiến đấu chống lại đế quốc, thực dân của dân tộc ta
  • Tuyên ngôn độc lập vừa là một áng văn chính luận mẫu mực vừa là một áng văn chan chứa những tình cảm lớn
    • Là áng văn chính luận mẫu mực: Lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén (từ việc tạo lập hàng rào, cơ sở pháp lí bằng việc trích dẫn 2 bản tuyên ngôn của Pháp và Mĩ đến việc kể tội của Pháp trên đát nước Việt Nam rồi cuối cùng là lời tuyên bố với thế giới về sự ra đời của nước Việt Nam mới), Dẫn chứng thuyết phục với những chính sách hà khắc mà Pháp thực thi trên mảnh đất này, những mốc thời gian trong lịch sử và những con số rùng rợn; ngôn ngữ không hề cứng nhắc, khô khan mà rất giàu sức gợi hình, gợi cảm
    • Là áng văn chan chứa những tình cảm: Giọng điệu biến đổi linh hoạt khi thì đanh thép, cứng rắn (đoạn mở đầu - đoạn kết), lúc lại đau đớn, xót xa, căm phần (phần kể tội), lúc là sự tự hào, kiêu hãnh (quá trình đấu tranh của nhân dân ta)

=> Xem thêm và Tuyên ngôn độc lập

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Soạn văn 12 bài Ôn tập phần Văn học trang 213 sgk

Câu 1: trang 214 sgk Ngữ Văn 12 tập 1

Quá trình phát triển của văn học Việt Nam từ năm 1945 đến hết thế kỉ XX (những giai đoạn và thành tựu chủ yếu của từng giai đoạn)

Xem lời giải

Câu 2: trang 215 sgk Ngữ Văn 12 tập 1

Những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975?

Xem lời giải

Câu 3: trang 215 sgk Ngữ Văn 12 tập một

Quan điểm sáng tác văn học nghệ thuật của Hồ Chí Minh? Chứng minh mối quan hệ nhất quán giữa quan điểm sáng tác với sự nghiệp văn học của Người.

Xem lời giải

Câu 5: trang 215 sgk Ngữ Văn 12 tập một 

Vì sao nói Tố Hữu là nhà thơ trữ tình - chính trị? Phân tích khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trong thơ Tố Hữu.

Xem lời giải

Câu 6: trang 215 sgk Ngữ Văn 12 tập một

Phân tích những biểu hiện của tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu

Xem lời giải

Câu 7: trang 215 sgk Ngữ Văn 12 tập một

Vấn đề đặt ra và hệ thống luận điểm, cách triển khai lí lẽ và dẫn chứng trong các bài viết Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc (Phạm Văn Đồng), Mấy ý nghĩ về thơ (Nguyễn Đình Thi), Đố-xtôi-ép-xki (X.Xvai-gơ).

Xem lời giải

Câu 8: trang 215 sgk Ngữ Văn 12 tập một

Phân tích vẻ đẹp của hình tượng người lính Tây Tiến của Quang Dũng (so sánh với hình tượng người lính trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu)

Xem lời giải

Câu 9: trang 215 sgk Ngữ Văn 12 tập một

Những khám phá riêng của mỗi nhà thơ về đất nước quê hương qua bài thơ Đất nước (Nguyễn Đình Thi) và đoạn trích Đất Nước trong Trường ca mặt đường khát vọng (Nguyễn Khoa Điềm) 

Xem lời giải

Câu 10: trang 215 sgk Ngữ Văn 12 tập một

Phân tích hình tượng sóng trong bài thơ cùng tên của Xuân Quỳnh. Anh (chị) cảm nhận được gì về tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu qua bài thơ này?

Xem lời giải

Câu 11: trang 215 Ngữ Văn 12 tập một

Những điểm cơ bản về nội dung và nghệ thuật của các bài thơ Dọn về làng (Nông Quốc Chấn), Tiếng hát con tàu (Chế Lan Viên), Đò Lèn (Nguyễn Duy), Bác ơi! (Tố Hữu)

Xem lời giải

Câu 12: trang 215 sgk Ngữ Văn 12 tập một

So sánh Chữ người tử tù (Ngữ văn 11, tập một) với Người lái đò sông Đà, nhận xét những điểm thống nhất và khác biệt của phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân trước và sau Cách mạng tháng Tám năm 1945

Xem lời giải

Câu 13: trang 215 sgk Ngữ Văn 12 tập một

Cảm hứng thẩm mĩ và văn phong của Hoàng Phủ Ngọc Tường qua đoạn trích bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Xem lời giải

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: " Ôn tập phần Văn học". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 12 tập 1.

Xem lời giải

Xem thêm các bài Soạn văn 12 tập 1, hay khác:

Xem thêm các bài Soạn văn 12 tập 1 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 12 giúp bạn học tốt hơn.

Xem Thêm

Lớp 12 | Để học tốt Lớp 12 | Giải bài tập Lớp 12

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 12, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 12 giúp bạn học tốt hơn.