CHỦ ĐỀ 1. MÁY TÍNH VÀ CỘNG ĐỒNG
BÀI 1. LƯỢC SỬ CÔNG CỤ TÍNH TOÁN
I. MÁY TÍNH CƠ HỌC
- Nguyên lí thiết kế máy tính của Babbage giống với máy tính hiện nay:
- thực hiện tính toán tự động.
- có ứng dụng ngoài tính toán thuần túy.
- Dự án của ông không được hoàn thành cho hạn chế về công nghệ.
II. MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ
-
a) Máy tính điện – cơ và kiến trúc Von Neumann.
- Đường thời gian lịch sử ra đời của máy tính điện tử: đính kèm cuối mục
- Máy tính cấu tạo dựa trên kiến trúc Von Neumann gồm:
- Bộ xử lí.
- Bộ nhớ
- Các cổng kết nối với thiết bị vào – ra
- Đường truyền.
-
b) Thế hệ thứ nhất (1945 – 1955)
- Hoàn cảnh ra đời: công nghệ điện tử chân không thay thế rơ-le điện cơ.
- Thời gian: Đầu TK XX.
- Đặc điểm:
- Thành phần điện tử chính: đèn điện tử chân không.
- Bộ nhớ chính: trống từ.
- Kích thước: rất lớn
- Thiết bị vào – ra: máy đọc và tạo thẻ đục lỗ.
- Ví dụ: Atanasoff-Berry Computer (ABC 1942), ENIAC (1943), ADVAC (1945),…
-
c) Thế hệ thứ hai (1955 – 1965)
- Hoàn cảnh ra đời: Bóng bán dẫn tạo nên thế hệ máy tính có kích thước nhỏ hơn.
- Thời gian: 1955
- Đặc điểm:
- Thành phần điện tử chính: bóng bán dẫn
- Bộ nhớ chính: lõi từ, băng từ
- Kích thước: lớn
- Thiết bị vào – ra: máy đọc và in băng đục lỗ, máy đọc và in băng từ.
- Ví dụ: IBM 7090 (1959), IBM 7094 (1962), UNIVAC 1107 (1960)
-
d) Thế hệ thứ ba (1965 – 1974)
- Hoàn cảnh ra đời: Các mạch tích hợp IC ra đời.
- Thời gian: 1965
- Đặc điểm:
- Thành phần điện tử chính: mạch tích hợp
- Bộ nhớ chính: lõi từ lớn, băng từ, đĩa từ.
- Kích thước: lớn
- Thiết bị vào – ra: được bổ sung bàn phím, màn hình, máy in,…
- Ví dụ: IBM System/360 (1964), IBM System/370 (1970), PDP-11 (1970), UNIVAC 1108 (1964),…
-
e) Thế hệ thứ tư (1974 – 1990)
- Hoàn cảnh ra đời: Những bộ vi xử lí dẫn đến sự ra đời của máy vi tính.
- Thời gian: 1974
- Đặc điểm:
- Thành phần điện tử chính: mạch tích hợp cỡ rất lớn và bộ vi xử lí.
- Bộ nhớ chính: CD, RAM, ROM, USB, SSD,…
- Kích thước: nhỏ, có thể để lên bàn.
- Thiết bị vào – ra: được bổ sung thiết bị trỏ, máy quét.
- Ví dụ: IBM PC, STAR 1000, APPLE II, Apple Macintosh,…
-
g) Thế hệ thứ năm (1990 – nay)
- Hoàn cảnh ra đời: Tiến bộ công nghệ dẫn đến sự ra đời của mạch tích hợp cỡ siêu lớn.
- Thời gian: 1990
- Đặc điểm:
- Thành phần điện tử chính: mạch tích hợp cỡ siêu lớn
- Kích thước: nhỏ, có dung lượng lưu trữ lớn.
- Thiết bị vào – ra: được bổ sung thiết bị nhận dạng tiếng nói, hình ảnh, chuyển động,…
- Ví dụ: điện thoại thông minh, loa thông minh, kính thông minh,…
III. MÁY TÍNH THAY ĐỔI THẾ GIỚI NHƯ THẾ NÀO?
- Máy tính giúp con người giao tiếp, kết nối với nhau dù ở bất cứ đâu trên thế giới.
- Máy tính giúp con người cập nhật tin tức, những kiến thức trong học tập.
- Máy tính giúp con người làm việc và học tập từ xa, mua bán hàng hóa trực tuyến.
- Lĩnh vực y tế:
+ Theo dõi sức khỏe thường xuyên.
+ Phát hiện kịp thời những hiện tượng bất thường của cơ thể.
+ Gửi thông báo với người thân, cơ sở y tế hay dịch vụ cấp cứu.
- Lĩnh vực giáo dục:
+ Con người học tập mọi lúc, mọi nơi,
+ Giáo viên hỗ trợ HS từ xa.
+ Nhà khoa học, chuyên gia phổ biến kiến thức, kĩ năng hiệu quả.
- Lĩnh vực kinh tế:
+ Các giao dịch tăng nhanh chóng.
+ Nền kinh tế trở nên năng động hơn, phát triển hơn.
- Lĩnh vực quốc phòng:
+ Thiết bị bay quan sát vùng biển, vùng trời, lãnh thổ.
+ Những khí tài có tính tự động cao giúp bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn an ninh quốc phòng
- Lĩnh vực an toàn xã hội:
+ Camera an ninh: phát hiện hành vi vi phạm để các cơ quan chức năng kịp thời xử lí, giữ trật tự xã hội, cuộc sống bình yên.