Lý thuyết trọng tâm ngữ văn 8 cánh diều bài 9: Tự đánh giá

Tổng hợp kiến thức trọng tâm ngữ văn 8 cánh diều bài 9 Tự đánh giá. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

BÀI 9. TỰ ĐÁNH GIÁ

I. GỢI Ý GIẢI BÀI TẬP SGK

Câu 1. B

Câu 2. B

Câu 3. A

Câu 4. B

Câu 5. 1- b      2 - a     3 - d     4 - c

Câu 6.

Câu trong văn bản có sử dụng thành phần phụ chú: "Vích-to Huy-gô, đại văn hào Pháp, đã từng nói...nó đi."

=> Tác dụng: giải thích Vích-to Huy-gô là một đại văn hào người Pháp, người có đóng góp lớn cho nền văn học Pháp

Câu 7. Hình thức trình bày của văn bản “Hoàng tử bé” - một cuốn sách diệu kì có điều đáng chú ý là bắt đầu mỗi phần là tên mục được in đậm. Việc này giúp cho người đọc dễ theo dõi, nắm bắt được nội dung chính của từng phần.

Câu 8: 

- Tác giả cho rằng “cần đặt mình ở các phương diện khác nhau khi đánh giá một vấn đề, và, cần dùng trái tim để cảm nhận” vì mọi vấn đề tuỳ theo cách nhìn nhận của mỗi người sẽ có sự khác biệt, chính vì thế ta cần có cái nhìn đa diện nhiều chiều, biết đặt mình vào vị trí của người khác để suy ngẫm, có như vậy thì ta mới có thể nhìn nhận đúng, đầy đủ mọi vấn đề.

- Ví dụ: Số 6 nếu ta nhìn xuôi nó sẽ là số 6 nhưng nếu nhìn theo chiều ngược lại nó sẽ là số 9. Không ai đúng cũng chẳng ai sai, là do góc nhìn của mỗi người mà con số ấy là 6 hay 9 mà thôi.

Câu 9: 

Điểm tương đồng về cách trình bày:

- Mỗi phần đều có tên đầu mục in nghiêng, in đậm.

- Trong phần phân tích có sử dụng các chi tiết từ tác phẩm Hoàng tử bé để làm sáng tỏ vấn đề.

- Cuối mỗi phần đều có đoạn kết luận về một bài học.

=> Việc trình bày như vậy tạo ra sự đồng bộ về kết cấu trong bài phân tích, giúp người đọc dễ nhìn, dễ theo dõi và nắm bắt nhanh chóng nội dung. Bên cạnh đó, việc sử dụng các chi tiết từ tác phẩm Hoàng tử bé để làm sáng tỏ vấn đề giúp liên kết các phần với nội dung chính của tác phẩm.

Câu 10: 

- Bài học đầu tiên rút ra từ truyện “Hoàng tử bé” đó là ta không nên nhìn cuộc sống phiến diện một chiều, phải luôn đặt mình vào vị trí của người khác, nhìn mọi việc đa diện nhiều chiều có như vậy ta mới cảm nhận, nhìn nhận được hết tất cả mọi mặt của vấn đề và không mắc sai lầm khi đưa ra quan điểm cá nhân.

- Bài học thứ hai cho em biết rằng ta phải luôn cố gắng, nỗ lực không ngừng trong cuộc sống thì ước mơ, hoài bão của ta mới có thể thành hiện thực, nếu không đủ nỗ lực điều tuyệt vời sẽ không bao giờ đến.

-> Theo em cả hai bài học rút ra từ truyện Hoàng tử bé đều hữu ích.

Xem thêm các bài Soạn văn 8 tập 2 cánh diều, hay khác:

Xem thêm các bài Soạn văn 8 tập 2 cánh diều được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.