II. BA THỂ CỦA CHẤT VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CHÚNG
1/ Kể tên một số chất rắn, chất lỏng, chất khí mà em biết.
2/ Em hãy kể tên một số chất rắn được dùng làm vật liệu trong xây dựng nhà cửa, cầu, đường.
3/ Dựa vào đặc điểm nào của chất lỏng mà ta có thể bơm được xăng vào các bình chứa có hình dạng khác nhau
4/
1. Vì sao phải giữ chất khí trong bình khí?
2. Tìm hiểu những chất quanh em để hoàn thành bảng theo gợi ý sau:
Chất | Thể (Ở nhiệt độ phòng) |
Đặc điểm nhận biết (về thể) |
Ví dụ vật thể chứa chất đó |
Sắt | Rắn | Có hình dạng và thể tích xác định | Chiếc đinh sắt |
? | ? | ? | ? |
Bài Làm:
1/
- Chất rắn: cốc nước, cánh cửa, bút, giày dép, điện thoại,...
- Chất lỏng: xăng, rượu bia, nước, dầu,...
- Chất khí: oxi, các-bon-nic, lưu huỳnh, mùi khai (NH3), mùi trứng thối (H2S)
2/ Một số chất rắn: gạch, đá, cát, sắt, cửa,...
3/ Do chất lỏng không có hình dạng xác định mà có hình dạng của vật chứa nó. Vì xăng là một loại chất lỏng nên ta có thể bơm xăng vào các bình chứa có hình dạng khác nhau đó.
4/
1. Vì chất khí có khối lượng xác định nhưng không có hình dạng và thể tích xác định. Chất khí có thể lan tỏa theo mọi hướng và chiếm toàn bộ thể tích bất kì vật nào chứa nó.
2.
Chất |
Thể (Ở nhiệt độ phòng) |
Đặc điểm nhận biết (về thể) |
Ví dụ vật thể chứa chất đó |
Sắt |
Rắn |
Có hình dạng và thể tích xác định |
Chiếc đinh sắt |
H2S |
Khí |
Có khối lượng xác định nhưng không có hình dạng và thể tích xác định |
Quả trứng thôi |
Oxy |
Khí |
Có khối lượng xác định nhưng không có hình dạng và thể tích xác định |
Không khí |
Đồng |
Rắn |
Có hình dạng và thể tích xác định |
Dây điện |