3. Ảnh hưởng của toàn cầu hóa kinh tế đối với các nước trên thế giới
Câu hỏi: Hãy phân tích ảnh hưởng của toàn cầu hóa kinh tế đối với các nước trên thế giới
Bài Làm:
a) Ảnh hưởng tích cực
-
Toàn cầu hóa mang lại nhiều cơ hội để các nước tiếp cận những nguồn lực cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh (vốn, công nghệ, thị trường,...): bằng lợi thế vốn có về tài nguyên, lao động, thị trường, các ngành công nghiệp nhẹ, du lịch, dịch vụ.... các nước đang phát triển có thể tham gia vào tầng thấp và trung bình của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế toàn cầu với cơ cấu kinh tế có các ngành sử dụng nhiều lao động, nhiều nguyên liệu, cần ít vốn đầu tư, công nghệ trung bình tiên tiến tạo ra những hàng hoá - dịch vụ không thể thiếu trong cơ cấu hàng hoá - dịch vụ trên thị trường thế giới.
-
Tạo khả năng để các nước nâng cao năng suất và hiệu quả trong sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường quốc tế;... góp phần cải thiện mức sống cho người dân và giải quyết việc làm cho người lao động: Toàn cầu hóa, khu vực hóa làm cho quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế trở thành xu hướng tất yếu và diễn ra hết sức mạnh mẽ do sự phát triển cao của lực lượng sản xuất dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ.
-
Thúc đẩy các nước thay đổi chính sách để tiếp cận thị trường; cải cách kinh tế xây dựng cơ cấu kinh tế phù hợp để đáp ứng được quá trình hội nhập. Đồng thời, thay đổi công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm; đầu tư cơ sở hạ tầng, tạo môi trường thu hút đầu tư: Quá trình toàn cầu hóa, khu vực hóa đã tạo ra cơ hội để nhiều nước đang phát triển phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng về giao thông vận tải, về bưu chính viễn thông, về điện, nước... ở các nước đang phát triển.
b) Ảnh hưởng tiêu cực
- Gia tăng sự bất bình đẳng, phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước, gia tăng khoảng cách giàu nghèo: uá trình toàn cầu hóa, khu vực hóa là quá trình làm tăng thêm sự phân hoá giàu nghèo giữa hai nhóm nước: phát triển và đang phát triển.
- Các thiết chế kinh tế, tài chính, tiền tệ, thương mại quốc tế như WTO. IMF, WB... đều nằm dưới sự chi phối của các nước phát triển, đứng đầu là Mỹ. Với những sức mạnh kinh tế to lớn như vậy, các nước phát triển đang chi phối nền kinh tế toàn cầu. Còn các nước đang phát triển thì nền kinh tế chưa đủ sức để chống đỡ được vòng xoáy của cạnh tranh trong nền kinh tế thế giới. Do vậy mà các nước đang phát triển ngày càng bị nghèo đi so với tốc độ giàu nhanh của các nước phát triển.