Hai lời than thân mở đầu bằng Thân em như.. với âm điệu xót xa ngậm ngùi, Người than thân là ai và thân phận họ như thế nào?

Câu 1: (Trang 84 - SGK Ngữ văn 10) Bài 1,2
a. Hai lời than thân mở đầu bằng Thân em như.. với âm điệu xót xa ngậm ngùi. Người than thân là ai và thân phận họ như thế nào?
b. Thân phận có nét chung nhưng nỗi đau của từng người lại mang sắc thái riêng được diễn tả bằng những hình ảnh so sánh, ẩn dụ khác nhau, Anh/chị cảm nhận được gì qua mỗi hình ảnh?

Bài Làm:

Thân em như tấm lụa đào
 Phất phơ trước gió biết vào tay ai


Thân em như củ ấu gai,
Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen.
Ai ơi nếm thử mà xem !
Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi.

a. Hai lời than thân này đều có hình thức mở đầu là cụm từ "thân em như…." kèm theo một âm điệu ngậm ngùi, xót xa. Đây là lời của cô gái đang trong độ tuổi xuân thì. Họ khao khát hạnh phúc nhưng họ không tự quyết định được số phận và cuộc đời của mình. Bài ca dao là những ngậm ngùi, xót xa của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
b. Sắc thái riêng của mỗi bài ca dao được diễn tả bằng những hình ảnh so sánh, ẩn dụ khác nhau

  • Bài ca dao 1 mở đầu bằng “Thân em như…’’ với âm điệu xót xa, bùi ngụi. Đây là lời than thân của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Họ tự ví mình như “tấm lụa đào’’ – hình ảnh ẩn dụ cho vẻ đẹp và phơi phới tuổi xuân – nhưng họ mang thân phận phụ thuộc, không thể tự quyết định hạnh phúc của mình. Do vậy, tâm trạng của họ là vừa xót xa cho thân phận, vừa lo lắng, bất an cho tương lai của mình. Nỗi đau và nỗi lo đó được bộc lộ qua sự đối lập giữa hai dòng thơ: Thân em như tấm lụa đào (đẹp, hạnh phúc) /Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai? (đau xót, lo lắng).
  • Bài ca dao 2 là sự tự ý thức rõ hơn, và ở đây được nhấn mạnh đến giá trị thực của người con gái. Hình ảnh củ ấu gái: Ruột trong thì trắng / vỏ ngoài thì đen hay chính là những phẩm chất, tính nết tốt đẹp trong người con gái. Họ phải bộc bạch kĩ và mời mọc da diết (Ai ơi, nếm thử mà xem - Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi) vì giá trị của họ không được ai biết đến. Bài ca còn là lời mời mọc da diết của cô gái. Lời mời mọc ấy là khát khao của con người mong muốn được khẳng định cái chân giá trị, cái vẻ đẹp của mình. Và đó chính là nỗi ngậm ngùi chua xót cho thân phận người con gái trong xã hội cũ. 

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Soạn văn bài: Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa

Câu 2: (Trang 84 - SGK Ngữ văn 10)  Bài 3
a. Cách mở đầu bài ca dao này có gì khác với hai bài trên? Anh/chị hiểu từ “ai” trong câu” ai làm chua xót lòng này, khế ơi” như thế nào?
b. Mặc dầu lỡ duyên, tình nghĩa vẫn bền vững, thủy chung. Điều đó được nói lên bằng một hệ thống so sánh, ẩn dụ như thế nào? Vì sao các tác giả lại lấy các hình ảnh của thiên nhiên, vũ trụ để khẳng định tình nghĩa con người?

Xem lời giải

Câu 3: (Trang 84 - SGK Ngữ văn 10) Bài 4
Thương nhớ vốn là một tình cảm khó hình dung – nhất là thương nhớ người yêu. Bài ca dao đã diễn tả một cách thật cụ thể, gợi cảm. Đó là nhờ thủ pháp gì và thủ pháp đó đã tạo được hiệu quả nghệ thuật như thế nào?

Xem lời giải

Câu 4: (Trang 84 - SGK Ngữ văn 10) Bài 5

Chiếc cầu – dải yếm là một hình ảnh nghệ thuật chỉ có trong ca dao để nói lên ước muốn mãnh liệt của nguời bình dân trong tình yêu. Hãy phân tích để làm rõ vẻ đẹp độc đáo của hình ảnh nghệ thuật này.

Xem lời giải

Câu 5: (Trang 84 - SGK Ngữ văn 10) Bài 6
Vì sao khi nói đến tình nghĩa của con người, ca dao lại dùng hình ảnh muối – gừng. Phân tích ý nghĩa biểu tương và giá trị biểu cảm của hình ảnh này.

Xem lời giải

Câu 6: (Trang 84 - SGK Ngữ văn 10) Qua chùm ca dao đã học, anh/chị thấy những biện pháp nghệ thuật nào thường được dùng trong ca dao? Những biện pháp đó co nét gì khác so với nghệ thuật thơ của văn học viết.

Xem lời giải

LUYỆN TẬP

Câu 1 – Luyện tập: (Trang 84 - SGK Ngữ văn 10) Tìm năm bài ca dao mở đầu bằng “Thân em như…’’ và phân biệt sắc thái ý nghĩa của chúng.

Xem lời giải

Câu 2 - Luyện tập: (Trang 84 - SGK Ngữ văn 10) 

Tìm thêm những bài ca dao nói về nỗi nhớ người yêu, về cái khăn để thấy bài Khăn thương nhớ ai vừa nằm trong hệ thống của các bài ca dao đó lại vừa có vị trí đặc biệt, độc đáo riêng. Từ đó, lí giải ý nghĩa câu thơ của Nguyễn khoa Điểm: "Đát Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn tay trong nỗi nhớ thầm" (trích trường ca Mặt đường khát vọng)

Xem lời giải

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Hãy nêu ngắn gọn những nội dung chính và chi tiết kiến thức trọng tâm bài học "Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa"

Xem lời giải

Câu 2: Giá trị nội dung và nghệ thuật trong "Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa"

Xem lời giải

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: "Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa ". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 10 tập 1.

Xem lời giải

Xem thêm các bài Soạn văn 10 tập 1, hay khác:

Xem thêm các bài Soạn văn 10 tập 1 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập