Bài tập 4: trang 90 - sgk vật lí 6
Hãy sử dụng dữ liệu trong bảng 30.1 để trả lời các câu hỏi sau:
Bảng 30.1
Chất | Nhiệt độ nóng chảy ($^{\circ}$C) |
Nhôm | 660 |
Nước đá | 0 |
Rượu | -117 |
Sắt | 1535 |
Đồng | 10083 |
Thủy ngân | -39 |
Muối ăn | 801 |
a) Chất nào có nhiệt độ nóng chảy cao nhất ?
b) Chất nào có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất ?
c) Tại sao có thể dùng nhiệt kế rượu để đo những nhiệt độ thấp tới -50$^{\circ}$C. Có thể dùng nhiệt kế thủy ngân để đo những nhiệt độ này không ? Tại sao ?
d)
Hình 30.2 vẽ một thang nhiệt độ từ -200$^{\circ}$C đến 1600$^{\circ}$C. Hãy:
- Dùng bút màu đánh dấu vào vị trí trên thang có ghi nhiệt độ ứng với nhiệt độ trong lớp em.
- Đánh dấu nhiệt độ nóng chảy và ghi tên chất có trong bảng vào thang nhiệt độ, (thí dụ, nước được ghi ở vạch ứng với 0$^{\circ}$C của thang hình bên).
- Ở nhiệt độ của lớp học, các chất nào trong ở thể rắn, thể lỏng?
- Ở nhiệt độ của lớp học, có thế có hơi của chất nào trong các hơi sau đây:
+ Hơi nước?
+ Hơi đồng?
+ Hơi thuỷ ngân?
+ Hơi sắt?