Giải TBĐ địa 10 bài: Hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất

Giải tập bản đồ địa lí lớp 10, giải chi tiết và cụ thể bài: Hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất sách tập bản đồ địa lí lớp 10 trang 9. Đây là bài hướng dẫn cách học tập bản đồ hiệu quả nhất thông qua loạt bài Giải tập bản đồ và bài tập thực hành Địa Lí 10.

Bài 1: Trang 9 - sách TBĐ địa lí 9

Dựa vào đường chuyển động biểu kiến cảu Mặt Trời trong một năm ở hình dưới đây, em hãy điền nội dung phù hợp vào chỗ chấm (...) trong câu dưới đây:

Ở $10^{0}B$ Mặt Trời lên thiên đỉnh lần thứ nhất vào khoảng ngày .................. và lên thiên đỉnh lần thứ hai vào khoảng ngày ...............; còn ở $10^{0}N$ Mặt Trời lên thiên đỉnh lần thứ nhất vào khoảng ngày .................... và lên thiên đỉnh lần thứ hai và khoảng ngày ...................

Trả lời:

Ở $10^{0}B$ Mặt Trời lên thiên đỉnh lần thứ nhất vào khoảng ngày 15/4 và lên thiên đỉnh lần thứ hai vào khoảng ngày 25/8; còn ở $10^{0}N$ Mặt Trời lên thiên đỉnh lần thứ nhất vào khoảng ngày 22/2 và lên thien đỉnh lần thứ hai và khoảng ngày 28/10.

Bài 2: Trang 9 - sách TBĐ địa lí 10

Dựa vào sơ đồ sau, em hãy xác định bốn ngày mở đầu của bốn mùa ở các nước miền ôn đới bán cầu Nam:

Mùa xuân ngày..................... Mùa thu ngày.....................
Mùa hạ ngày..................... Mùa đông ngày.....................

Trả lời:

Mùa xuân ngày 23 tháng 9 Mùa thu ngày 21 tháng 3
Mùa hạ ngày 22 tháng 12 Mùa đông ngày 22 tháng 6
 
Bài 3: Trang 10 - sách TBĐ địa lí 10
 
Sơ đồ sau là vị trí của Trái Đất vào ngày Xuân phân (21-3) và ngày Thu phân (23-9). Em có nhận xét về độ dài ban ngày và ban đêm ở tất cả các vĩ độ khác nhau trên Trái Đất.
 
 
Trả lời:
 
Vào ngày Xuân phân (21-3) và ngày Thu phân (23-9), ở tất cả các vĩ độ khác nhau trên Trái Đất đều có độ dài ban ngày và ban đêm bằng nhau.
 
Bài 4: Trang 10 - sách TBĐ địa lí 10

Sơ đồ sau là vị trí của Trái Đất vào ngày Hạ chí (22-6) và ngày Đông chí (22-12). Em có nhận xét về độ dài ban ngày và ban đêm ở tất cả các vĩ độ khác nhau trên Trái Đất.

Ngày Hạ chí (22-6): Ngày Đông chí (22-12):
+ Ở Xích đạo:...................................... + Ở Xích đạo:......................................
+ Ở chí tuyến Bắc: .............................. + Ở chí tuyến Bắc: ..............................
+ Từ vòng cực Bắc đến Bắc Cực.......... + Từ vòng cực Bắc đến Bắc Cực..........
+ Ở chí tuyến Nam............................... + Ở chí tuyến Nam...............................
+Từ vòng cực Nam đến Nam cực......... +Từ vòng cực Nam đến Nam cực.........

Trả lời:

Ngày Hạ chí (22-6): Ngày Đông chí (22-12):
+ Ở Xích đạo: Độ dài ban ngày bằng độ dài ban đêm. + Ở Xích đạo: Độ dài ban ngày bằng độ dài ban đêm.
+ Ở chí tuyến Bắc: Độ dài ban ngày dài hơn độ dài ban đêm. + Ở chí tuyến Bắc: Độ dài ban ngày ngắn hơn độ dài ban đêm.
+ Từ vòng cực Bắc đến Bắc Cực: Ban ngày kéo dài 24 giờ, không có ban đêm. + Từ vòng cực Bắc đến Bắc Cực: Ban đêm kéo dài 24 giờ, không có ban ngày.
+ Ở chí tuyến Nam: Độ dài ban ngày ngắn hơn độ dài ban đêm. + Ở chí tuyến Nam: Độ dài ban ngày dài hơn độ dài ban đêm.
+Từ vòng cực Nam đến Nam Cực: Ban đêm kéo dài 24 giờ, không có ban ngày. +Từ vòng cực Nam đến Nam cực: Ban ngày kéo dài 24 giờ, không có ban đêm
 

Xem thêm các bài Tập bản đồ địa lí 10, hay khác:

Xem thêm các bài Tập bản đồ địa lí 10 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập