Bài tập & Lời giải
11.1. Đăng tin nói xấu người khác trên mạng là hành vi vi phạm đạo đức hay pháp luật?
Xem lời giải
11.2. Em hãy lấy một số ví dụ về hành vi sai trái được quy định trong Điều 101 của Nghị định 15/2020/NĐ-CP về "cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, đồi trụy.... không phù hợp với thuần phong, mĩ tục của dân tộc".
Xem lời giải
11.3. Em hiểu thế nào về điều bị cấm "Cung cấp, chia sẻ hình ảnh bản đồ Việt Nam nhưng không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia”?
Xem lời giải
11.4. Trên một số diễn đàn, thỉnh thoảng có những tin tức hay bình luận có tính miệt thị vùng miền. Những tin như thế vi phạm vào điều nào của Pháp luật Việt Nam?
Xem lời giải
11.5. Các quảng cáo sai sự thật về thuốc và thực phẩm chức năng vi phạm những điều nào của Pháp luật Việt Nam?
Xem lời giải
11.6. Bản quyền của phần mềm không thuộc về đối tượng nào?
A. Người lập trình. B. Người đầu tư.
C. Người mua quyền sử dụng. D. Người mua quyền tài sản.
Xem lời giải
11.7. Phá khoá một phần mềm là hành vi vi phạm bản quyền. Việc sử dụng một phần mềm do người khác phá khoá có vi phạm bản quyền hay không?
Xem lời giải
11.8. Việc sử dụng không được phép một phần mềm hay bộ sưu tập dữ liệu của một người mà người này không đăng kí bản quyền có vi phạm bản quyền không?
Xem lời giải
11.9. Có một truyện ngắn, tác giả để trên website để mọi người có thể đọc. Những hành vi nào sau đây là vi phạm bản quyền?
A. Tải về máy của mình để đọc.
B. Tải về và đăng lại trên trang Facebook của mình cho bạn bè cùng đọc.
C. Đăng tải đường link trên trang Facebook của mình cho mọi người tìm đọc.
D. Ghi ra đĩa CD tặng cho các bạn.
Xem lời giải
11.10. Hình thức học trực tuyến rất phổ biến. Nhà cung cấp dịch vụ học trực tuyến phải chuẩn bị sẵn các học liệu có bản quyển. Khi mua một khóa học, người mua sẽ được sử dụng các học liệu của bài học và được cấp tài khoản để truy cập bài giảng. Một người mua một khoá học cho cả một nhóm bạn có bị coi là vi phạm bản quyền hay không?