Giải SBT giáo dục kinh tế pháp luật cánh diều bài 5: Ngân sách nhà nước

Giải bài 5: Ngân sách nhà nước - Sách bài tập giáo dục kinh tế và pháp luật 10 cánh diều. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách bài tập. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

Bài tập 1. Em hãy gọi tên các công trình ở mỗi hình ảnh dưới đây và cho biết những công trình này được xây dựng từ những nguồn kinh phí nào.

Em hãy gọi tên các công trình ở mỗi hình ảnh dưới đây và cho biết những công trình này được xây dựng từ những nguồn kinh phí nào

Trả lời:

Ảnh 1: Sân vận động

Ảnh 2:  Tòa án

Ảnh 3: Ngân hàng nhà nước Việt Nam

Ảnh 4: Viện nghiên cứu

Ảnh 5: Trường học

ẢNh 6: Ủy ban nhân dân

Ảnh 7: Công viên

Ảnh 8: Sân bay

Bài tập 2. Em hãy ghép nội dung ở cột B với một nội dung ở cột A cho phù hợp.

A

B

1. Ngân sách trung ương

a. Củng cố bộ máy quản lí của Nhà nước tăng cường sức mạnh quốc phòng và giữ vững an ninh quốc gia.

2. Ngân sách địa phương

b. Các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho địa phương hưởng, thu bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp địa phương.

3. Đặc điểm của ngân sách nhà nước

c. Công khai ngân sách nhà nước.

4. Vai trò của ngân sách nhà nước

d. Quốc hội có quyền quyết định dự toán ngân sách nhà nước, phân bổ ngân sách trung ương và phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước.

e. Hoạt động thu chi được thực hiện theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp.

5. Quyền và nghĩa vụ công dân trong thực hiện pháp luật ngân sách

g. Các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấp trung ương hưởng và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp trung ương.

h. Điều tiết thu nhập của các chủ thể trong nền kinh tế, góp phần giải quyết các vấn đề xã hội.

Trả lời:

Nối số 1 với: g. Các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấp trung ương hưởng và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp trung ương.

Nối số 2 với: b. Các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho địa phương hưởng, thu bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp địa phương.

Nối số 3 với: e. Hoạt động thu chi được thực hiện theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp.

Nối số 4 với: a. Củng cố bộ máy quản lí của Nhà nước tăng cường sức mạnh quốc phòng và giữ vững an ninh quốc gia.

Nối số 5 với: c. Công khai ngân sách nhà nước.

Bài tập 3. Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

A. Ngân sách nhà nước là bản dự trù thu chi tài chính của Nhà nước trong một khoảng thời gian nhất định, thường là 1 năm.

B. Ngân sách nhà nước là quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước, là kế hoạch tài chính cơ bản của Nhà nước.

C. Ngân sách nhà nước là những quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình Nhà nước huy động và sử dụng các nguồn tài chính khác nhau.

D. Ngân sách nhà nước do Quốc hội lập và phê chuẩn để đảm bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước.

E. Ngân sách nhà nước bao gồm ngân sách của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác ở trung ương.

G. Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.

Trả lời:

Đồng tình với ý kiến:

Không đồng tình với ý kiến: A

Vì: A. Ngân sách nhà nước là bản dự trù thu chi tài chính của Nhà nước trong một khoảng thời gian nhất định. 

Bài tập 4. Em hãy phân biệt ngân sách nhà nước và ngân sách của các chủ thể khác.

 

Ngân sách nhà nước

Ngân sách của các chủ thể khác

1. Tính chất

 

 

2. Chủ thể ban hành

 

 

3. Thực hiện

 

 

Trả lời:

 

Ngân sách nhà nước

Ngân sách của các chủ thể khác

1. Tính chất

Là một đạo luật

Là 1 dự toán thu chi

2. Chủ thể ban hành

Do Quốc hội biểu quyết thông qua trước khi thi hành

Cá nhân, cơ quan hoặc tổ chức

3. Thực hiện

Do Chính phủ tổ chức t/hiện dưới sự giám sát trực tiếp của Quốc hội

Không cần được cơ quan lập pháp phê chuẩn trước khi thi hành. Các chủ thể tự qđịnh, tự chịu trách nhiệm trong quá trình xây dựng và thi hành.

Bài tập 5. Em hãy phân biệt ngân sách nhà nước và Luật Ngân sách nhà nước.

 

Ngân sách nhà nước

Luật Ngân sách nhà nước

1. Khái niệm

 

 

2. Hình thức thể hiện

 

 

3. Thời gian thực hiện

 

 

4. Mục đích

 

 

Trả lời:

 

Ngân sách nhà nước

Luật Ngân sách nhà nước

1. Khái niệm

Là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.

Là tổng hợp các quy định pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình lập, chấp hành, kiểm toán, quyết toán, giám sát ngân sách nhà nước, và quyền hạn, nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan trong lĩnh vực ngân sách Nhà nước.

2. Hình thức thể hiện

Các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán.

Các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật 

3. Thời gian thực hiện

Một năm

 Ba năm 

4. Mục đích

Mưu cầu lợi ích chung cho toàn thể quốc gia

Hoạt động lập, chấp hành, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, quyết toán ngân sách nhà nước, quy định nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan nhà nước các cấp trong lĩnh vực ngân sách nhà nước.

Bài tập 6. Em hãy dựa vào những thông tin trong hình dưới đây để viết một đoạn ngắn thể hiện sự hiểu biết của mình về dự toán ngân sách nhà nước.

Em hãy dựa vào những thông tin trong hình dưới đây để viết một đoạn ngắn thể hiện sự hiểu biết của mình về dự toán ngân sách nhà nước

Trả lời: Dự toán ngân sách à quá trình soạn thảo ngân sách và đề ra các biện pháp kiểm soát ngân sách. Quá trình dự toán ngân sách khuyến khích cán bộ quản lý nghĩ về tương lai, góp phần phối hợp chức năng và hoạt động của các phòng ban trong một công ty với nhau, tạo ra cơ sở để xác định và giao trách nhiệm cho từng cán bộ quản lý, cũng như khuyến khích mọi người bằng cách đặt ra những tiêu chuẩn cần đạt được. Nó cũng bao gồm việc tạo ra các công cụ kiểm soát và thay đổi dự toán khi cần thiết.

Bài tập 7. Đọc thông tin

Thông tin 1. Trong xây dựng dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2022, Bộ Tài chính tạm tính phân cấp một số khoản thu giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương như số thu thuế bảo vệ môi trường đối với sản phẩm xăng, dầu: tính 37,2% số thu là khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương; 62,8% số thu điều tiết về ngân sách trung ương; số thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước, khoảng sản: trường hợp giấy phép khai thác do cơ quan quyền trung ương cấp, thực hiện phân chia 70% số thu cho ngân sách trung ương, 30% cho ngân sách địa phương; trường hợp giấy phép khai thác do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cấp, thực hiện để lại 100% cho ngân sách địa phương [...]

Về dự toán chi ngân sách nhà nước, năm 2022 sẽ ưu tiên và tập trung nguồn lực thực hiện cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội, chi an sinh xã hội, chi đầu tư phát triển và đảm bảo an ninh, quốc phòng, ứng phó với biến đổi khí hậu. Trong đó, dự toán chi đầu tư phát triển sẽ ưu tiên bố trí dự toán năm 2022 để thanh toán nợ xây dựng cơ bản, thu hồi vốn ứng trước ngân sách nhà nước; các dự án đã hoàn thành nhưng chưa bố trí đủ vốn; các dự án chuyển tiếp, hoàn thành trong năm 2022; vốn đối ứng cho các dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài; bố trí vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước thực hiện các dự án, công trình phát triển hạ tầng trọng điểm có sức lan toả, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, tạo đột phá thu hút nguồn vốn khu vực tư nhân trong và ngoài nước theo hình thức đối tác công tư.

(Theo vov.vn)

a) Em nhận xét như thế nào khi có ý kiến cho rằng những số liệu trong thông tin trên cho thấy ngân sách nhà nước đang đứng trước những khó khăn và thách thức rất lớn?

b) Theo em, bức tranh ngân sách năm 2022 cho thấy công dân có thể được hưởng quyền lợi gì từ ngân sách nhà nước và cần phải thực hiện nghĩa vụ như thế nào?

Trả lời:

a) Với thông tin trên, ta có thể thấy rằng những số liệu trong thông tin trên cho thấy ngân sách nhà nước đang đứng trước những khó khăn và thách thức rất lớn. Nhà nước phải chi và đầu tư rất nhiều khoản tiền.

b) Công dân được sống một cuộc sống ấm no, đầy đủ, hạnh phúc. Nhà nước sẽ đáp ứng mọi tất cả yêu cầu để nhân dân được sống không bị thiếu thốn. Chính vì thế mà mỗi một người dân phải có trách nhiệm như: đóng thuế, đấu tranh, lên những hành vi xấu...

Thông tin 2. Theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015 và Luật Tiếp cận thông tin năm 2016, việc công khai và cung cấp thông tin về ngân sách nhà nước cho người dân là bắt buộc đối với các cơ quan thực hiện ngân sách. Do vậy, các cơ quan thực hiện ngân sách cần chủ động cung cấp thông tin đề người dân có thể liên hệ, trao đổi khi cần thiết. Việc công khai sẽ đảm bảo quyền công dân, mọi tổ chức, cá nhân có thể theo dõi, kiểm tra và giảm sát việc quản lí ngân sách nhà nước. Khi người dân tham gia quá trình giám sát thi nguồn lực ngân sách nhà nước sẽ được phân bổ tốt hơn, hiệu quả hơn và cải thiện việc cung cấp các dịch vụ công, nhất là trong lĩnh vực y tế, giáo dục, các công trình đầu tư công, tránh lãng phí, tham nhũng. Việc công khai minh bạch ngân sách nhà nước cũng góp phần thúc đẩy người dân đóng góp ý kiến về việc họ muốn tiền được dùng vào việc gì mà chính họ cần nhất, tạo niềm tin của người dân đối với nhà nước.

(Theo sotaichinh.sonla.gov.vn)

a) Theo em, việc công khai ngân sách nhà nước có cần thiết không? Vì sao?

b) Công dân có quyền thắc mắc, kiến nghị về ngân sách nhà nước không? Vì sao?

Trả lời:

a) Việc công khai ngân sách nhà nước có cần thiết vì thể hiện công bằng, tránh lạm pháp, tham nhũng.

b) Công dân có quyền thắc mắc, kiến nghị về nhâ sách nhà nước vì đó là quyền cơ bản của công dân.

Bài tập 8. Em hãy lấy ví dụ về các nguồn chính của thu ngân sách nhà nước.

Thu ngân sách

Ví dụ

1. Thuế, phí, lệ phí có tính chất thuế

 

2. Hoạt động sự nghiệp có thu của các đơn vị sự nghiệp công

 

3. Vay, viện trợ không hoàn lại

 

4. Các nguồn thu khác

 

Trả lời:

Thu ngân sách

Ví dụ

1. Thuế, phí, lệ phí có tính chất thuế

Thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, phí bảo trì đường bộ, lệ phí công chứng…

2. Hoạt động sự nghiệp có thu của các đơn vị sự nghiệp công

Trường học công, bệnh viện công, viện nghiên cứu, trung tâm thể thao…

3. Vay, viện trợ không hoàn lại

Phát hành công trái, trái phiếu chính phủ, các khoản vay oda hoặc vay ưu đãi của chính phủ…

4. Các nguồn thu khác

Lợi tức góp vốn từ tổ chức kinh tế, thu hồi vốn từ tổ chức kinh tế, bán và cho thuê tài sản nhà nước, đóng góp tự nguyện.

Bài tập 9. Em hãy lấy ví dụ về các khoản chính của chi ngân sách nhà nước.

Chi ngân sách

Ví dụ

1. Nhóm chi thường xuyên

 

2. Nhóm chi đầu tư phát triển

 

3. Nhóm chi trả nợ và viện trợ

 

4. Nhóm chi dự trữ quốc gia

 

Trả lời:

Chi ngân sách

Ví dụ

1. Nhóm chi thường xuyên

Lương thưởng, công tác, hội họp, thiết bị văn phòng, thanh toán dịch vụ công cộng (điện, nước…), công tác phí, chi sửa chữa thường xuyên máy móc, văn phòng…

2. Nhóm chi đầu tư phát triển

Các khoản chi dài hạn nhằm tăng cường cơ sở vật chất và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế như điện, đường, trường, trạm. 

3. Nhóm chi trả nợ và viện trợ

Để Nhà nước trả các khoản đã vay trong nước, nước ngoài khi đến hạn và các khoản chi làm nghĩa vụ quốc tế. 

4. Nhóm chi dự trữ quốc gia

Phục vụ việc dự trữ cho các biến động bất ngờ như dịch bệnh, thiên tai…

Bài tập 10. Nhận định nào dưới đây nói về vai trò của ngân sách nhà nước

(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)

A. Bạn M cho rằng ngân sách nhà nước là công cụ huy động nguồn lực tài chính.

B. Bạn C cho rằng ngân sách nhà nước là các khoản thu, chi được dự toán.

C. Bạn H cho rằng ngân sách nhà nước do Chính phủ tổ chức thực hiện.

D. Bạn K cho rằng ngân sách nhà nước được thực thi vì lợi ích quốc gia.

Trả lời: Chọn đáp án: A. Bạn M cho rằng ngân sách nhà nước là công cụ huy động nguồn lực tài chính.

Bài tập 11. Bạn V khẳng định, dưới góc độ pháp lí, ngân sách nhà nước do Quốc hội quyết định, Chính phủ tổ chức thực hiện dưới sự giám sát trực tiếp của Quốc hội. Khẳng định của V là nói về nội dung nào dưới đây của ngân sách nhà nước?

(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)

A. Khái niệm ngân sách nhà nước.

B. Đặc điểm của của ngân sách nhà nước.

C. Chức năng của ngân sách nhà nước.

D. Vai trò của ngân sách nhà nước.

Trả lời: Chọn đáp án: C. Chức năng của ngân sách nhà nước.

Bài tập 12. Ý kiến nào dưới đây của ông T không đúng khi nói về đặc điểm của ngân sách nhà nước?

(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)

A. Ngân sách nhà nước là các khoản thu chi không được dự toán.

B. Ngân sách nhà nước được thiết lập và thực thi vì lợi ích chung.

C. Ngân sách nhà nước phải do Quốc hội thông qua và quyết định.

D. Ngân sách nhà nước do Chính phủ tổ chức thực hiện.

Trả lời: Chọn đáp án: A. Ngân sách nhà nước là các khoản thu chi không được dự toán.

Bài tập 13. Chị N phát biểu rằng, ngân sách nhà nước được dùng để huy động tiền nếu không thì Nhà nước sẽ không thể thực hiện được chức năng và nhiệm vụ của mình. Phát biểu của chị N nhằm khẳng định:

A. vai trò của ngân sách nhà nước.

B. nhiệm vụ của ngân sách nhà nước.

C. chức năng của ngân sách nhà nước.

D. đặc điểm của ngân sách nhà nước.

Trả lời: Chọn đáp án: A. vai trò của ngân sách nhà nước.

Bài tập 14. Thảo luận về ngân sách nhà nước, bạn A và B cho rằng ngân sách nhà nước chỉ là một bản tài chính mô tả các khoản thu chi do Quốc hội phê duyệt. Bạn G thì khẳng định ngân sách nhà nước được dùng để điều tiết thu nhập nhằm giảm khoảng cách giàu nghèo trong xã hội. Bạn D đồng tình với ý kiến của G. Bạn T còn kể: Tớ xem ti vi còn thấy nói là năm 2020, Nhà nước dành 2,36% GDP cho việc tăng cường tiềm lực quốc phòng an ninh để bảo vệ Tổ quốc. Theo em, ý kiến của bạn nào dưới đây không nói về vai trò của ngân sách nhà nước?

(Khoanh tròn chữ cái trước cậu em lựa chọn)

A. Bạn A và B.

B. Bạn T.

C. Bạn D và G.

D. Bạn G. 

Trả lời: Chọn đáp án: A. Bạn A và B.

Bài tập 15. Em nhận xét như thế nào về kết quả thực hiện chính sách chi ngân sách để ủng phó với dịch COVID-19 trong bảng dưới đây? Theo em, điều gì sẽ xảy ra nếu Nhà nước không chỉ ngân sách cho công tác này?

Em nhận xét như thế nào về kết quả thực hiện chính sách chi ngân sách để ủng phó với dịch COVID-19 trong bảng dưới đây? Theo em, điều gì sẽ xảy ra nếu Nhà nước không chỉ ngân sách cho công tác này

Trả lời: Nhà nước đã có những hành động, biện pháp tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, hộ dân gia đình và có những khoản chi hợp lí bảo vệ sức khỏe người dân. Nếu Nhà nước không chi những khoản này các doanh nghiệp sẽ bị phá sản, không trụ vững trước thách thức. Từ đó nền kinh tế Việt Nam sẽ giảm sút; người dân sẽ gặp khó khăn về đi lại, ăn uống, sức khỏe bị đe dọa. 

Bài tập 16. Xử lí tình huống:

Tình huống 1. Gia đình của M sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng số tiền nộp thuế theo quy định khá nhiều. Khi chứng kiến người thân của mình thường không nộp đầy đủ, đúng hạn thậm chí còn tìm cách trốn thuế. M băn khoăn không biết nên làm thế nào.

a) Em nhận xét gì về hành vi của các thành viên trong gia đình M?

b) Nếu là bạn của M, em sẽ giúp M tháo gỡ băn khoăn như thế nào?

Trả lời:

a) Gia đình M không làm tròn trách nhiệm khi nộp thuế đầy đủ.

b) Nếu là M, em sẽ nói với gia đình nên đóng thuế đầy đủ, có thể làm đơn xin xét duyệt đóng thuế thấp hơn. 

Tình huống 2. Ông A đi ô tô về quê, đến cổng làng ông bị chặn lại bởi một baric dựng tạm bằng cây tre. Người thu phí yêu cầu ông A nộp 10 000 đồng nếu muốn đi qua. Ông A không nộp vì cho rằng thu phí đường làng là không đúng. Ông A đến gặp chủ tịch xã để hỏi và được giải thích rằng, huyện giao ngân sách trong năm xã phải thu được 500 triệu đồng. Hội đồng nhân dân xã giao thu thêm 100 triệu đồng, vì vậy buộc phải thu thêm các khoản phí đường làng, ngõ xóm.

a) Theo em, ông A không nộp phí đường làng là đúng hay sai? Tại sao?

b) Em nhận xét như thế nào về lời giải thích của chủ tịch xã?

Trả lời:

a) Ông A không nộp phí đường làng là đúng vì ông A chỉ là người tỉnh khác về quê chơi, không có trách nhiệm phải đings phí đường làng.

b) Lời giải thích của chủ tịch xã như thế là chưa hợp lí, có thể lấy lí do là nộp phí ủng hộ làng xây dựng, phát triển. 

Tình huống 3. Kì tuyển quân năm 2019 của xã N sẽ diễn ra vào sáng hôm sau nhưng xã không có tiền để chi, chủ tịch xã chỉ đạo kế toán xã vay tạm từ lương cán bộ, viên chức xã để chi rồi sẽ bù sau.

a) Em nhận xét như thế nào về cách giải quyết của Chủ tịch xã N?

b) Theo em, xã N có thể thu những khoản nào để bù đắp vào những khoản chi thiếu?

Trả lời:

a) Cách giải quyết của Chủ tịch xã N chưa hợp lí.

b)Theo em, xã N có thể thu những khoản như tiền ủng hộ xây dựng, tiền bảo trì cầu đường... để bù đắp vào những khoản thiếu. 

Tình huống 4. Trường Trung học phổ thông công lập Z trong năm 2019 đã tiến hành thu học phí và lệ phí thi của học sinh. Ngoài ra, để tăng thêm nguồn thu, nhà trường đã tổ chức trông xe và mở căng tin kinh doanh ăn uống phục vụ học sinh. Số tiền thu từ học phí và lệ phí thi được nhà trường sử dụng để trang bị thêm máy chiếu và máy vi tính cho các phòng học; tặng quà cho con em của cán bộ, giáo viên học giỏi; xây nhà tình nghĩa cho các hộ dân nghèo trên địa bàn trường đóng. Sau khi quyết toán, số tiền vẫn còn dư, Ban Giám hiệu đã quyết định dùng một phần số dư này gửi vào ngân hàng để lấy lãi bổ sung vào quỹ phúc lợi của trường; phần còn lại được sử dụng để phục vụ cho hoạt động liên hoan, khen thưởng cuối năm của nhà trường.

a) Trường Trung học phổ thông Z có phải là một đơn vị dự toán ngân sách nhà nước không? Tại sao?

b) Trường Trung học phổ thông Z có được quyền thu tài chính từ hoạt động trông xe và mở căng tin hay không? Tại sao?

c) Việc Trường Trung học phổ thông Z sử dụng nguồn thu để chi như trên là đúng hay sai? Vì sao?

Trả lời:

a) Trường Trung học phổ thông Z là một đơn vị dự toán ngân sách nhà nước vì theo khoản 10, Điều 4 Luật ngân sách nhà nước 2015 trường Trung học phổ thông Z là cơ quan, tổ chức, đơn vị được cấp có thẩm quyền giao dự toán ngân sách.

b) Trường Trung học phổ thông Z có quyền thu tài chính từ hoạt động trông xe và mở căng tin vì trông xe và căng tin nằm trong khuôn khổ của nhà trường, do nhà trường quản lý.

c) Việc Trường Trung học phổ thông Z sử dụng nguồn thu để chi như trên là sai vì việc thu chi như thế chưa đảm bảo tính công bằng, dân chủ. 

Tình huống 5. Bạn H thắc mắc: Các hoạt động của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có được hưởng kinh phí từ ngân sách nhà nước không?

a) Em sẽ giải đáp thắc mắc của bạn H như thế nào?

b) Theo em, tổng mức chi cho hoạt động của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh do chủ thể nào quyết định? Vì sao?

Trả lời:

a) Các hoạt động của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh được hưởng kinh phí từ ngân sách nhà nước.

b) Tổng mức chi cho hoạt động của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh do chủ thể nào quyết định?

Bài tập 17. Em hãy tìm hiểu một bản dự toán ngân sách địa phương (tỉnh /huyện xã/phường) và thực hiện các yêu cầu sau:

a) Ghi tóm tắt lại những nội dung cơ bản của dự toán theo gợi ý sau:

  • Căn cứ lập dự toán.
  • Mục đích lập dự toán.
  • Chủ thể lập dự toán.
  • Tổng thu ngân sách.
  • Tổng chi ngân sách.

b) Nếu là công dân của địa phương đó, em sẽ làm gì để góp phần thực hiện bản dự toán ngân sách này?

Trả lời:

a)

Căn cứ lập dự toán: 

  • Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/06/2015;
  • Căn cứ Luật ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
  • Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ngân sách nhà nước;
  • Căn cứ Thông tư số 343/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện công khai ngân sách nhà nước đối với các cấp ngân sách;
  • Căn cứ Nghị quyết số 78/NQ-HĐND ngày 09/12/2020 của Hội động nhân dân tỉnh phê duyệt dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn và dự toán thu, chi ngân sách địa phương năm 2021;
  • Theo đề nghị của Sở Tài chính (Văn bản số 3503/STC-QLNS ngày 24/12/2021).

Mục đích lập dự toán: Công khai số liệu dự toán ngân sách địa phương và phân bổ ngân sách cấp tỉnh năm 2021.

Chủ thể lập dự toán: Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định.
Tổng thu ngân sách: 12.396.474
Tổng chi ngân sách: 12.201.074

b) Để góp phần thực hiện bản dự toán ngân sách em sẽ hoàn thành tốt những khoản tiền cần phải đóng do địa phương đề ra như: ủng hộ mùa lũ, tiền vệ sinh... 

Bài tập 18. Em hãy tự đánh giá việc thực hiện quyền và nghĩa vụ thực hiện pháp luật ngân sách của mình bằng cách viết ra những công việc em đã làm và kết quả đạt được, hướng khắc phục những việc làm có kết quả chưa tốt.

Những việc đã làm

Kết quả

Hướng khắc phục những việc kết quả chưa tốt

 

Tốt

Chưa tốt

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trả lời:

Những việc đã làm

Kết quả

Hướng khắc phục những việc kết quả chưa tốt

Tốt

Chưa tốt

Tìm hiểu thông tin về ngân sách nhà nước.

X

 

 

Tuyên truyền với gia đình về nghĩa vụ phải đóng thuế.

X

 

 

Lên án, phản ánh những trường hợp trốn thuế, không trung thực khi khai thuế.

 

X

Cần lên án những trường hợp đó vơi cơ quan chức năng có thẩm quyền.

Xem thêm các bài Giải SBT giáo dục kinh tế pháp luật 10 cánh diều, hay khác:

Xem thêm các bài Giải SBT giáo dục kinh tế pháp luật 10 cánh diều được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập