Bài tập & Lời giải
Câu 1. Chăn nuôi là một phần thuộc lĩnh vực nào dưới đây?
A. Công nghiệp.
B. Nông nghiệp.
C. Thương mại.
D. Dịch vụ.
Câu 2. Ý nào dưới đây không phải là tiềm năng phát triển chăn nuôi ở nước ta?
A. Nhu cầu trong nước và thế giới về sản phẩm chăn nuôi ngày càng tăng.
B. Liên kết doanh nghiệp trong và ngoài nước ngày càng mở rộng.
C. Công nghệ cao trong chăn nuôi được đầu tư và áp dụng ngày càng nhiều.
D. Người dân cần cù, ham học hỏi và thường xuyên cập nhật kiến thức mới về chăn nuôi.
E. Diện tích đất dành cho chăn nuôi ngày càng mở rộng.
Câu 3: Ý nào dưới đây không phải là triển vọng ngành chăn nuôi của nước ta?
A. Sản xuất hàng hoá theo mô hình khép kín.
B. Áp dụng công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, phát triển bền vững.
C. Tạo ra sản phẩm có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
D. Chăn nuôi bằng phương thức chăn thả hoàn toàn.
Câu 4. Hãy đánh dấu x vào ô thích hợp cho những phát biểu đúng hoặc sai về vai trò của chăn nuôi.
Vai trò của chăn nuôi |
Đúng |
Sai |
A. Cung cấp thực phẩm cho con người |
|
|
B. Cung cấp nguyên liệu cho chế biến sản phẩm độnng vật |
|
|
c. Cung cấp nguyên liệu cho sản xuất nước trái cây vật |
|
|
D. Cung cấp phân bón cho trồng trọt |
|
|
E. Cung cấp nguyên liệu cho sản xuất chăn, áo lông vũ |
|
|
G. Tạo việc làm |
|
|
H. Cung cấp nguyên liệu cho xuất khẩu |
|
|
I. Cung cấp nguyên liệu cho sản xuất bánh mì |
|
|
K. Cung cấp nguyên liệu cho sản xuất giày da |
|
|
L. Cung cấp sức kéo |
|
|
Câu 5. Phát biểu nào dưới đây là không đúng về vai trò của chăn nuôi?
A. Sản phẩm chăn nuôi có giá trị dinh dưỡng cao, là nguồn cung cấp dinh dưỡng quan trọng cho con người.
B. Phát triển chăn nuôi góp phần tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động.
C. Chất thải vật nuôi là nguồn phân hữu cơ quan trọng, góp phần nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm trồng trọt.
D. Sản phẩm chăn nuôi là nguồn cung cấp lương thực chính cho con người.
Câu 6. Từ chất thải vật nuôi, người ta thường có thể sản xuất ra sản phẩm nào sau đây?
A. Khí sinh học (biogas).
C. Nguyên liệu cho ngành dệt may.
B. Vật liệu xây dựng.
D. Thức ăn chăn nuôi.
Câu 7. Nuôi gà có thể cung cấp những sản phẩm nào sau đây? (Hãy đánh dấu trước ý trả lời đúng; có thể chọn nhiều đáp án).
1. Sữa
2. Trứng
3. Thịt
4. Sức kéo
5. Phân hữu cơ
6. Lông vũ
Câu 8. Nuôi lợn (heo) có thể cung cấp những sản phẩm nào sau đây? (Hãy đánh dấu x vào trước ý trả lời đúng; có thể chọn nhiều đáp án).
1. Sữa
2. Trứng
3. Thit
5. Phân hữu cơ
4. Sức kéo
6. Lông vũ
Câu 9. Nuôi bò có thể cung cấp những sản phẩm nào sau đây? (Hãy đánh dấu trước ý trả lời đúng; có thể chọn nhiều đáp án) vào
1. Sữa
2. Trứng
3. Thit
4. Sức kéo
5. Phân hữu cơ
6. Da
Câu 10. Nuôi dê có thể cung cấp những sản phẩm nào sau đây? (Hãy đánh dấu x vào trước ý trả lời đúng; có thể chọn nhiều đáp án).
1. Sữa
2. Trứng
3. Thit
4. Sức kéo
5. Phân hữu cơ
6. Da
Câu 11. Hãy quan sát các hình ảnh dưới đây, ghi tên chúng vào nhóm phù hợp.
Xem lời giải
Câu 12. Ý nào dưới đây là không phù hợp để mô tả giống vật nuôi bản địa?
A. Con vật dễ nuôi, chịu được kham khổ.
B. Con vật nhanh lớn, cho năng suất cao.
C. Sản phẩm thường thơm ngon, vì vậy một số giống được nuôi làm đặc sản.
D. Con vật dễ thích nghi với điều kiện môi trường địa phương.
Câu 13. Có mấy phương thức chăn nuôi phổ biến ở nước ta?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 14. Ý nào dưới đây là không phù hợp để mô tả phương thức nuôi chăn thả tự do?
A. Con vật có thể đi lại tự do, tự kiếm thức ăn.
B. Có mức đầu tư thấp, tận dụng được nguồn thức ăn tự nhiên.
C. Cho năng suất thấp và khó kiểm soát dịch bệnh.
D. Con vật được nuôi trong chuồng kết hợp với chăn thả.
Câu 15. Ý nào dưới đây là không phù hợp để mô tả phương thức nuôi công nghiệp (nuôi nhốt)?
A. Con vật được nuôi nhốt hoàn toàn trong chuồng trại, chỉ ăn các loại thức ăn do con người cung cấp.
B. Cho năng suất cao, chủ động kiểm soát được dịch bệnh.
C. Cần mức đầu tư cao.
D. Sử dụng thức ăn công nghiệp kết hợp với thức ăn sẵn có ở địa phương.
Câu 16. Ý nào dưới đây là phù hợp nhất để mô tả phương thức nuôi bán công nghiệp (bán chăn thả)?
A. Là dạng kết hợp của nuôi chăn thả tự do và nuôi công nghiệp.
B. Là phương thức chăn nuôi chỉ áp dụng cho gia súc.
C. Là phương thức chăn nuôi chỉ áp dụng cho gia cầm.
D. Là phương thức chăn nuôi ghép nhiều loại gia súc, gia cầm.
Câu 17. Nghề nào dưới đây có liên quan trực tiếp đến chăn nuôi? (Hãy đánh dấu x vào trước ý trả lời đúng; có thể chọn nhiều đáp án).
1. Nghề chăn nuôi
2. Nghề sản xuất phân bón
3. Nghề chọn tạo giống vật nuôi
4. Nghề sản xuất thức ăn chăn nuôi
5. Nghề kinh doanh thức ăn chăn nuôi
6. Nghề kinh doanh thuốc thú y
7. Nghề làm vườn
8. Nghề thú y
Câu 18. Bạn Sơn thích nuôi dưỡng và chăm sóc động vật. Sơn ước mơ sau này sẽ làm một nghề nào đó góp phần tạo ra nhiều thực phẩm cho con người. Theo em, bạn Sơn phù hợp với nghề nào trong chăn nuôi? Vì sao?
Câu 19. Bạn Ngọc yêu động vật và ước mơ sau này sẽ làm một nghề mà thực hiện việc phòng bệnh, khám bệnh và chữa bệnh cho động vật. Theo em, bạn Ngọc phù hợp với nghề nào? Vì sao?
Câu 20. Ý nào dưới đây là phù hợp nhất để mô tả chăn nuôi thông minh?
A. Ứng dụng một cách thích hợp các công nghệ thông minh nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả và tính bền vững trong chăn nuôi; là xu thế chăn nuôi đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới hiện nay.
B. Ứng dụng một cách thích hợp các công nghệ thông minh nhằm kiểm soát tốt dịch bệnh; là xu thế chăn nuôi đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới hiện nay.
C. Ứng dụng một cách thích hợp các công nghệ thông minh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn; là xu thế chăn nuôi đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới hiện nay.
D. Ứng dụng một cách thích hợp các công nghệ thông minh nhằm giảm chi phí nhân công; là xu thế chăn nuôi đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới hiện nay.