Giải SBT bài 10: Phòng và trị bệnh cho vật nuôi

Hướng dẫn giải: Giải SBT bài 10: Phòng và trị bệnh cho vật nuôi, trang 33. Đây là vở bài tập nằm trong bộ sách "Cánh diều" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ có bài học tốt hơn.

Bài tập & Lời giải

Câu 1. Ý nào dưới đây là phù hợp nhất để định nghĩa về bệnh?

A. Bệnh là sự rối loạn hoạt động chức năng bình thường của cơ thể vật nuôi do tác động của các yếu tố gây bệnh khác nhau.

B. Bệnh là hiện tượng xảy ra ở cơ thể vật nuôi khi có tồn tại các yếu tố gây bệnh khác nhau.

C. Bệnh là hiện tượng con vật có biểu hiện ho, sốt, còi cọc, chậm lớn.

D. Bệnh là hiện tượng con vật có biểu hiện kém ăn, bỏ ăn.

Câu 2. Bệnh ở vật nuôi sẽ xảy ra khi tồn tại đồng thời bao nhiêu yếu tố gây bệnh?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 3. Hãy kể tên ba yếu tố gây bệnh ở vật nuôi.

Câu 4. Ý nào dưới đây là phù hợp nhất để mô tả một trong những biểu hiện thường thấy khi vật nuôi bị bệnh?

A. Lớn nhanh, đẻ nhiều. 

B. Ăn khoẻ, ngủ khoẻ.

C. Mệt mỏi, ủ rũ.

D. Nhanh nhẹn, hoạt bát.

Câu 5. Biết được nguyên nhân gây bệnh cho vật nuôi sẽ giúp ích gì?

A. Xác định được phương pháp phòng và trị bệnh phù hợp.

B. Xác định được phương pháp nuôi dưỡng phù hợp.

C. Xác định được phương pháp chăm sóc phù hợp.

D. Xác định được phương pháp nâng cao năng suất chăn nuôi.

Câu 6. Có mấy loại tác nhân bên ngoài gây bệnh cho vật nuôi?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 7. Ý nào dưới đây không phải là tác nhân sinh học gây bệnh cho vật nuôi?

A. Virus.

B. Vi khuẩn.

D. Nhiệt độ quá cao.

C. Giun, sán.

Câu 8. Ý nào dưới đây không phải là tác nhân hoá học gây bệnh cho vật nuôi?

A. Acid.

B. Vi khuẩn.

C. Thuốc trừ sâu hoá học.

D. Thuốc diệt cỏ.

Câu 9. Ý nào dưới đây không phải là tác nhân lí học gây bệnh cho vật

A. Nhiệt độ quá cao.

B. Nhiệt độ quá thấp.

C. Tai nạn giao thông.

D. Dòng diện.

Câu 10. Ý nào dưới đây không phải là tác nhân cơ học gây bệnh cho vật nuôi?

A. Tai nạn khi cày, kéo.

B. Va đập khi vận chuyển.

C. Tai nạn giao thông.

D. Tia phóng xạ.

Câu 11. Tác nhân nào gây ra bệnh truyền nhiễm cho vật nuôi?

A. Vi sinh vật.

B. Tác nhân lí học.

C. Tác nhân hoá học.

D. Tác nhân cơ học.

Câu 12. Loại bệnh nào ở vật nuôi có thể lây lan nhanh thành dịch? A. Bệnh ngộ độc hoá chất.

C. Bệnh truyền nhiễm.

A. Bệnh giun đũa.

B. Bệnh do nhiệt độ quá thấp.

D. Bệnh do chấn thương tai nạn.

Câu 13. Bệnh nào dưới đây có thể lây lan nhanh thành dịch?

A. Bệnh giun đũa

C. Bệnh ghẻ.

B. Bệnh cúm gia cầm.

D. Bệnh viêm khớp.

Câu 14. Hành động nào dưới đây của người chăn nuôi là đúng khi phát hiện vật nuôi bị ốm?

A. Báo cho cán bộ thú y.

B. Giết mổ.

C. Tự mua thuốc về chữa trị.

D. Bán ngay.

Câu 15. Ý nào dưới đây phù hợp để mô tả công việc cần phải làm để phòng bệnh cho vật nuôi? (Hãy đánh dấu x vào ở đầu câu trả lời đúng; có thể chọn nhiều đáp án).

1. Tiêm phòng đầy đủ các loại vaccine.

2. Bán ngay khi thấy vật nuôi có biểu hiện bệnh.

3. Chăm sóc tốt, cho ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng.

4. Vệ sinh, khử trùng chuồng trại, các thiết bị chăn nuôi, thức ăn, nước uống.

5. Nhốt riêng vật nuôi ốm để theo dõi và điều trị để tránh lây lan.

6. Mổ thịt khi vật nuôi có biểu hiện bệnh.

7. Không bán và mổ thịt vật nuôi khi có biểu hiện bệnh.

8. Không đưa vật nuôi ốm, chết và các chất thải của chúng ra môi trường khi chưa xử lí.

9. Tự mua thuốc về điều trị khi con vật có biểu hiện bất thường.

10. Không sử dụng thức ăn thừa, các thiết bị, dụng cụ của vật nuôi ốm, chết khi chưa được sát trùng.

Câu 16. Biện pháp phòng bệnh chủ động hiệu quả nhất cho vật nuôi là:

A. Sử dụng vaccine.

B. Cho con vật ăn càng nhiều càng tốt.

C. Cho con vật vận động càng nhiều càng tốt.

D. Cho con vật sử dụng thuốc kháng sinh thường xuyên.

Câu 17. Vaccine phòng bệnh là chế phẩm sinh học được chế ra từ:

A. Sản phẩm trồng trọt.

B. Hoá chất tổng hợp.

C. Chính mầm bệnh gây ra bệnh đó.

D. Thuốc kháng sinh.

 

 

 

Xem lời giải

Câu 18. Ý nào dưới đây không phải là lợi ích của việc phòng, trị bệnh cho vật nuôi hiệu quả?

A. Đảm bảo phát triển chăn nuôi ổn định, bền vững.

B. Cung cấp thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng.

C. Góp phần phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái

D. Làm giảm số lượng vật nuôi.

Câu 19. Vaccine khi được đưa vào cơ thể sẽ có tác dụng chống lại sự xâm nhập và nhân lên của mầm bệnh là bởi vaccine kích thích cơ thể sản sinh ra:

A. Kháng thể.

C. Chất bổ.

B. Kháng sinh.

D. Máu.

Câu 20. Điều trị bệnh cho vật nuôi là công việc chuyên môn của ai?

A. Người chăn nuôi.

B. Bác sĩ thú y.

C. Cán bộ khuyến nông.

D. Người bán thuốc thú y.

Câu 21. Khi sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị bệnh cho vật nuôi ta cần tuân thủ “4 Đúng” nào dưới đây? (Hãy đánh dấu x vào ở đầu 4 câu trả lời đúng). 

1. Đúng loại thuốc.

2. Đúng liều lượng.

3. Đúng lúc.

4. Đúng người.

5. Đúng cách

6. Đúng việc.

7. Đúng thời vụ

Câu 22. Ý nào dưới đây không phải là vai trò chính của vệ sinh trong chăn nuôi?

A. Phòng ngừa dịch bệnh và bảo vệ sức khoẻ vật nuôi.

B. Nâng cao năng suất chăn nuôi.

C. Bảo vệ môi trường.

D. Tiết kiệm thức ăn chăn nuôi.

Câu 23. Công việc nào dưới đây không thuộc về vệ sinh trong chăn nuôi? (Hãy đánh dấu x vào ở đầu câu trả lời đúng; có thể chọn nhiều đáp án).

1. Vệ sinh chuồng và dụng cụ chăn nuôi.

2. Vệ sinh đồng ruộng.

3. Vệ sinh thức ăn, nước uống trong chăn nuôi.

4. Quản lí chất thải chăn nuôi.

5. Vệ sinh ao nuôi thuỷ sản.

6. Vệ sinh thân thể vật nuôi.

7. Vệ sinh trong chế biến thực phẩm.

Câu 24. Thế nào là một chuồng nuôi hợp vệ sinh?

A. Có điều kiện tiểu khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, độ chiếu sáng,...) phù hợp.

B. Có sàn bằng bê tông.

C. Có mái lợp bằng tôn.

D. Có tường bao quanh.

Câu 25. Chuồng và dụng cụ chăn nuôi cần được làm sạch với tần suất như thế nào?

A. Hằng tháng.

B. Hằng tuần.

C. Hằng ngày.

D. Sau mỗi lứa nuôi.

Câu 26. Khu chăn nuôi cần đặt ở vị trí nào?

A. Trong khu công nghiệp.

B. Trong khu dân cư.

C. Gần sát khu dân cư, khu công nghiệp.

D. Xa khu dân cư, khu công nghiệp.

Câu 27. Để đảm bảo chuồng nuôi có chiếu sáng phù hợp, tránh mưa hắt, gió lùa, người ta thường làm chuồng theo hướng nào?

A. Hướng đông hoặc đông bác.

B. Hướng nam hoặc đông nam.

C. Hướng bắc hoặc tây bắc.

D. Hướng tây hoặc tây nam.

Câu 28. Việc thu dọn thức ăn vương vãi, dư thừa, thay nước uống mới cần được thực hiện với tần suất như thế nào?

A. Hằng tháng.

C. Hằng ngày.

B. Hằng tuần.

D. Hằng giờ.

Câu 29. Ý nào dưới đây không thích hợp với nơi bảo quản thức ăn chăn nuôi?

A. Có ánh nắng chiếu trực tiếp.

B. Cao ráo, khô, thoáng khí.

C. Tránh nắng, mưa.

D. Tránh sự xâm hại của côn trùng, chuột.

Câu 30. Ý nào dưới đây phù hợp để mô tả việc vệ sinh thân thể vật nuôi?

A. Cho vật nuôi tắm, chải và vận động hợp lí.

B. Cho con vật ăn thức ăn sạch và đủ chất.

C. Tiêm vaccine đầy đủ.

D. Dọn chuồng nuôi hằng ngày.

Câu 31. Ý nào dưới đây không thích hợp để mô tả tác dụng của việc vệ sinh thân thể vật nuôi?

A. Làm sạch thân thể, phòng ngừa các bệnh ngoài da.

B. Làm giảm lượng thức ăn tiêu thụ.

C. Tăng cường trao đổi chất.

D. Nâng cao sức khoẻ.

Câu 32. Ý nào dưới đây không phải là ý nghĩa của việc quản lí chất thải chăn nuôi hợp lí?

A. Góp phần phòng ngừa dịch bệnh cho vật nuôi.

B. Làm tăng thêm nguồn thu nhập.

C. Hạn chế ô nhiễm môi trường.

D. Tạo việc làm.

Câu 33. Mục nào dưới đây có thể là sản phẩm từ việc xử lí chất thải chăn nuôi? (Hãy đánh dấu x vào ở đầu câu trả lời đúng; có thể chọn nhiều đáp án).

1. Phân hoá học.

2. Phân hữu cơ

3. Nông sản.

4. Khí sinh học (biogas).

5. Giun (trùn) qué.

6. Thuỷ sản.

7. Lông vũ.

 

 

Xem lời giải

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.