Câu hỏi: Em nên làm gì để phát hiện và khắc phục các trường hợp gây nguy hiểm về điện tương tự như hình 8.1?
Trả lời:
Các nguyên nhân gây tai nạn điện gồm tiếp xúc với vật mang điện, vật nhiễm điện, và vi phạm an toàn lưới điện cao thế. Để bảo vệ an toàn điện, cần ngắt nguồn khi sửa chữa, kiểm tra và sửa chữa thường xuyên, và sử dụng dụng cụ bảo vệ an toàn điện. Trong trường hợp tai nạn điện, cần nhanh chóng ngắt nguồn điện, tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện, kiểm tra hô hấp và sơ cứu, đưa nạn nhân đến trạm y tế hoặc liên hệ với nhân viên y tế.
1. Một số nguyên nhân gây tai nạn điện
Câu hỏi 1: Quan sát Hình 8.2 và nêu những nguyên nhân gây tai nạn điện.
Trả lời:
-
Chạm vào ổ điện với vật dẫn điện.
-
Sử dụng thiết bị điện bị rò điện.
-
Tiếp xúc với khu vực có dân dẫy có điện bị đứt rơi xuống đất.
-
Không giữ khoảng cách an toàn với lưới điện cao áp và trạm biến áp.
2. Biện pháp an toàn điện
Câu hỏi 2: Quan sát Hình 8.3, mô tả các biện pháp đảm bảo an toàn điện và nêu mục đích khi thực hiện những biện pháp này.
Trả lời:
a) Sử dụng các dụng cụ bảo vệ an toàn điện.
b) Sử dụng các dụng cụ bảo vệ an toàn điện.
c) Sử dụng thiết bị chống giật
d) Thường xuyên kiểm tra các thiết bị điện
Câu hỏi 3: Để đàm bảo an toàn khi sử dụng các thiết bị điện như nồi cơm điện, bàn là,... em cần phải làm gì?
Trả lời:
Nên kiểm tra thường xuyên các thiết bị điện, dây cấp nguồn để phát hiện và sửa chữa kịp thời những vấn đề.
3. Dụng cụ bảo vệ an toàn điện
Câu hỏi 4: Quan sát Hình 8.5, cho biết tên gọi, công dụng của mỗi loại dụng cụ và trang phục bảo vệ an toàn điện.
Trả lời:
Hình |
Tên gọi |
Công dụng |
a |
Dụng cụ có chuôi cách điện |
Để tránh tiếp xúc trực tiếp với các vật mang điện khi sử dụng, bạn có thể sử dụng các dụng cụ có chuôi cách điện. |
b |
Bút thử điện |
Kiểm tra các ổ cắm, dụng cụ, thiết bị điện có điện không |
c |
Giày/Ủng cách điện |
Đảm bảo bảo vệ chân khỏi tiếp xúc với vùng bị nhiễm điện khi làm việc trong môi trường có nguy cơ bị rò điện. |
d |
Găng tay cách điện |
Để đảm bảo tính cách điện và tiện lợi trong sử dụng, thường sử dụng chất liệu cao su hoặc vải cách điện. |
Câu hỏi 5: Vì sao dòng điện qua bút thử không gây nguy hiểm cho người sử dụng?
Trả lời:
Trong việc sử dụng bút thử điện, dòng điện chạy qua cơ thể người là rất nhỏ, chỉ đủ để làm sáng đèn bút thử, do đó không gây nguy hiểm cho người sử dụng.
4. Sơ cứu người bị điện giật
Câu hỏi 6: Vì sao cần ngắt ngay nguồn điện khi có người bị tai nạn khi điện giật.
Trả lời:
Tắt nguồn điện sớm giúp giảm mức độ tổn thương cho nạn nhân điện giật, ngược lại, nếu không tắt sớm, nạn nhân có thể bị điện giật lâu dẫn đến tổn thương nặng, thậm chí tử vong.
LUYỆN TẬP
Câu hỏi 1: Em hãy dùng bút thử điện kiểm tra nguồn điện tại các ổ cắm điện và các đồ dùng thiết bị điện trong phòng học.
Trả lời:
Để kiểm tra nguồn điện, HS có thể sử dụng bút thử điện bằng cách đặt đầu bút vào vị trí cần kiểm tra và ấn ngón tay cái vào kẹp kim loại ở đầu khác của bút. Nếu đèn báo phát sáng, tức là vị trí đó có điện.
Câu hỏi 2: Kìm, tua vít có tay cầm bọc cách điện được sử dụng trong những trường hợp nào? Tại sao?
Trả lời:
Kìm và tua vít có tay cầm bọc cách điện được dùng để sửa chữa thiết bị điện mà không tiếp xúc trực tiếp với vật mang điện.
VẬN DỤNG
Câu hỏi: Em hãy thực hiện quy trình sơ cứu người bị tai nạn điện với tình huống giả định có tai nạn điện xảy ra.
Trả lời:
HS thực hành sơ cứu người bị tai nạn điện giật theo thứ tự các bước trong SGK