Câu hỏi: Nếu nhìn các đồ vật đơn giản ở Hình 2.1 theo hướng khác nhau, ta sẽ thấy chúng có hình dạng như thế nào?
Trả lời:
Nếu quan sát các đồ vật đơn giản trong Hình 2.1 từ các góc độ khác nhau, chúng sẽ có hình dạng khác nhau. Ví dụ, cái nón có thể có hình tròn khi nhìn từ trên xuống, và có hình tam giác khi nhìn từ phía ngang.
1. Hình chiếu vật thể
Câu hỏi 1: Giữa hình chiếu và vật thể chiếu ở Hình 2.2 có mối quan hệ với nhau như thế nào?
Trả lời:
Hình chiếu của vật thể là hình nhận được trên mặt phẳng sau khi ta chiếu vật thể lên mặt phẳng đó.
Câu hỏi 2: Nhận xét đặc điểm của các tia chiếu trong mỗi trường hợp ở Hình 2.3.
Trả lời:
-
Tia chiếu song song và vuông góc với phương chiếu, phương chiếu song song với mặt phẳng hình chiếu.
-
Các tia chiếu đồng quy tại 1 điểm và song song với phương chiếu.
-
Các tia chiếu song song với nhau và song song với phương chiếu.
2. Phương pháp chiếu góc thứ nhất
Câu hỏi 3: Quan sát Hình 2.4 và liệt kê các cặp mặt phẳng vuông góc với nhau.
Trả lời:
Các cặp mặt phẳng vuông góc với nhau:
MPHC đứng và MPHC cạnh
MPHC đứng và MPHC bằng
MPHC cạnh và MPHC bằng
Câu hỏi 4: Nhận xét vị trí của vật thể so với mỗi MPHC và người quan sát trong Hình 2.4.
Trả lời:
Mặt phẳng hình chiếu vuông góc với đường thẳng chiếu và chứa các điểm chiếu của đối tượng. Vị trí của đối tượng so với mặt phẳng hình chiếu mô tả bằng "ở phía trước/ sau", "bên trái/ phải", "bên trên/ dưới" của mặt phẳng chiếu.
Câu hỏi 5: Hình biểu diễn trên các MPHC (Hình 2.4) thể hiện các phần nào của vật thể?
Trả lời:
Hình biểu diễn trên các MPHC (Hình 2.4) thể hiện các phần của vật thể:
MPHC đứng: mặt chính diện.
MPHC cạnh: mặt cạnh.
MPHC bằng: mặt ngang.
Câu hỏi 6: Hãy nhận xét vị trí các MPHC bằng và MPHC cạnh so với MPHC đứng ở Hình 2.5b.
Trả lời:
MPHC bằng đặt ở dưới MPHC đứng, MPHC cạnh đặt bên phải MPHC đứng.
Câu hỏi 7: Các hình chiếu (Hình 2.6) có mối quan hệ với nhau như thế nào?
Trả lời:
- Hình chiếu bằng B đặt dưới hình chiếu đứng A.
- Hình chiếu cạnh C đặt bên phải hình chiếu đứng A.
3. Hình chiếu khối đa diện
Câu hỏi 8: Hãy cho biết khối đa diện trong mỗi trường hợp ở Hình 2.7 được bao bởi các hình gì?
Trả lời:
a) Khối hình hộp chữ nhật được bao bởi các đa giác hình chữ nhật.
b) Khối lăng trụ được bao bởi các đa giác hình chữ nhật và hình tam giác.
c) Khối hình chóp được bao bởi các đa giác hình chữ nhật và hình tam giác.
Câu hỏi 9: Các hình chiếu của khối đa diện (Hình 2.8) có hình dạng và kích thước như thế nào?
Trả lời:
- Hình chiếu đứng A: hình chữ nhật có kích thước a x h.
- Hình chiếu bằng B: hình chữ nhật có kích thước a x b.
- Hình chiếu cạnh C: hình chữ nhật có kích thước b x h.
4. Hình chiếu khối tròn xoay
Câu hỏi 10: Hãy nhận xét hình dạng của hình phẳng (đường gạch chéo) ở mỗi trường hợp trong hình 2.9.
Trả lời:
a) Hình chữ nhật.
b) Hình tam giác.
c) Hình bán nguyệt.
Câu hỏi 11: Hãy kể tên một số vật dụng có dạng khối tròn xoay trong đời sống.
Trả lời:
Quả bóng, Trái đất, nón lá, lon bia, quả bóng tennis, viên bi, hộp khoai tây ...
Câu hỏi 12: Quan sát Hình 2.10 và nhận xét hình dạng các hình chiếu của khối tròn xoay.
Trả lời:
- Hình chiếu đứng A: hình chữ nhật
- Hình chiếu bằng B: hình tròn
- Hình chiếu canh C: hình chữ nhật
5. Quy trình vẽ hình chiếu khối hình học, vật thể đơn giản
LUYỆN TẬP
Câu hỏi 1: Cho hình chóp đều đáy vuông có chiều cao h = 60 mm, chiều dài cạnh đáy a = 40 mm (Hình 2.13). Hãy vẽ và ghi kích thước hình chiếu đứng và hình chiếu cạnh mới sau khi đặt mặt đáy của hình chóp đáy vuông này song song với mặt phẳng chiếu cạnh (tỉ lệ 1:1).
Trả lời:
Câu hỏi 2: Vẽ và ghi kích thước các hình chiếu của vật thể đơn giản ở Hình 2.14 (tỉ lệ 1:1).
Trả lời:
VẬN DỤNG
Câu hỏi: Hãy vẽ các hình chiếu của vòng đệm phẳng (Hình 2.15) có kích thước như sau:
- Đường kính vòng trong của dòng đệm: Ø34 mm.
- Đường kính ngoài của vòng đệm: Ø60 mm.
- Bề dày của vòng đệm: 5 mm.
Trả lời: