Bài tập & Lời giải
MỞ ĐẦU
Bản vẽ kĩ thuật của một vật thể là tài liệu mô tả chính xác hình dạng, kết cấu và kích thước của vật thể đó. Bản vẽ kĩ thuật cần tuân thủ các nguyên tắc nào? Làm thế nào để đọc được thông tin từ một bản vẽ kĩ thuật và lập một bản vẽ kĩ thuật đơn giản?
Xem lời giải
1. MỘT SỐ TIÊU CHUẨN CỦA BẢN VẼ KĨ THUẬT
Hoạt động 1: Quan sát bản vẽ kĩ thuật trong Hình 3.32 và trả lời các câu hỏi sau.
a) Bản vẽ kĩ thuật được vẽ trên khổ giấy nào?
b) Các cạnh của khung bản vẽ cách các cạnh của khổ giấy bao nhiêu milimét?
c) Khung tên được đặt ở vị trí nào của bản vẽ và trình bày những thông tin cơ bản nào?
Xem lời giải
Luyện tập 1: Hình 3.34b thể hiện một bản vẽ kĩ thuật có kích thước khung bản vẽ là 564 mm x 400 mm. Hỏi bản vẽ đó được vẽ trên khổ giấy nào?
Xem lời giải
Hoạt động 2: Quan sát bản vẽ kĩ thuật trong Hình 3.32 và cho biết trên bản vẽ đó có những loại nét vẽ nào? Chiều rộng (hay độ dày) của các nét vẽ đó có giống nhau không?
Xem lời giải
Hoạt động 3: Quan sát bản vẽ kĩ thuật trong Hình 3.32 và cho biết các kích thước được viết ở vị trí nào của đường kích thước.
Xem lời giải
Luyện tập 3: Trong Hình 3.37b, kí hiệu nào trong hai kí hiệu C, D ứng với đường kích thước và kí hiệu nào ứng với chữ số kích thước?
Xem lời giải
2. NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG VẼ KĨ THUẬT
Hoạt động 4: Quan sát bản vẽ kĩ thuật trong Hình 3.32 và trả lời các câu hỏi sau.
a) Các hình biểu diễn trong bản vẽ có giúp hình dung được hình dạng và cấu tạo của vật thể hay không?
b) Có kích thước nào của vật thể mà em không thể xác định được từ bản vẽ hay không?
Xem lời giải
Luyện tập 4: Hình 3.38b thể hiện một phần của bản vẽ. Bản vẽ đó có đáp ứng được các nguyên tắc cơ bản của vẽ kĩ thuật hay không? Giải thích vì sao.
Xem lời giải
Câu hỏi: Để phân biệt hình hộp chữ nhật và hình trụ trong Hình 3.39a ta nên sử dụng thêm hình chiếu gì?
Xem lời giải
Luyện tập 5: Một phần của bản vẽ được thể hiện trong Hình 3.40. Bản vẽ đó có đáp ứng nguyên tắc đầy đủ trong vẽ kĩ thuật không?
Xem lời giải
3. ĐỌC VÀ VẼ BẢN VẼ KĨ THUẬT ĐƠN GIẢN
Hoạt động 5: Quan sát bản vẽ kĩ thuật trong Hình 3.32 và trả lời các câu hỏi sau.
a) Vật thể được biểu diễn trên bản vẽ có tên gọi là gì?
b) Bản vẽ thể hiện các hình chiếu nào của vật thể?
c) Em xác định chiều cao của vật thể từ bản vẽ bằng cách nào?
Xem lời giải
Vận dụng: Một nhà máy dự định sử dụng 1 tấn hợp kim để sản xuất các chi tiết máy được mô tả như trong bản vẽ kĩ thuật ở Hình 3.32. Tính số lượng chi tiết máy sản xuất được, biết rằng khối lượng riêng của hợp kim là 7,85 tấn/$m^{3}$ và giả sử rằng lượng hợp kim hao hụt trong sản xuất là không đáng kể.
Xem lời giải
Hoạt động 6: Để lập bản vẽ kĩ thuật gồm các hình chiếu vuông góc và hình chiếu trục đo vuông góc đều của một vật thể ta cần tuân theo trình tự nào? Sắp xếp các bước sau để nhận được trình tự đúng.
a) Chọn hướng chiếu phù hợp.
b) Chỉnh sửa các nét vẽ và ghi kích thước.
c) Vẽ hình chiếu vuông góc của mỗi hình khối cấu tạo nên vật thể.
d) Phân tích vật thể thành các hình khối đơn giản.
e) Từ các hình chiếu vuông góc và hình biểu diễn của vật thể dựng hình chiếu trục đo.
f) Kẻ khung bản vẽ, khung tên để hoàn thành bản vẽ.
Xem lời giải
Luyện tập 7: Lập bản vẽ kĩ thuật của vật thể giá chữ U được biểu diễn trên giấy kẻ ô tam giác đều trong Hình 3.46. Quy ước mỗi cạnh của tam giác đều có chiều dài là 1 cm.
Xem lời giải
BÀI TẬP
3.12. Quan sát một phần bản vẽ được thể hiện trong Hình 3.47 và giải thích vì sao bản vẽ đó không đáp ứng nguyên tắc đầy đủ trong vẽ kĩ thuật.
Xem lời giải
3.14. Lập bản vẽ kĩ thuật của vật thể giá chữ U được biểu diễn trên giấy kẻ ô tam giác đều trong Hình 3.49. Quy ước mỗi cạnh của tam giác đều có chiều dài là 1 cm.
Xem lời giải
3.15. Tính thể tích của vật thể được biểu diễn trên giấy kẻ ô tam giác đều trong Hình 3.46. Quy ước mỗi cạnh của tam giác đều có chiều dài là 1 cm.
Xem lời giải
3.16. Hãy chọn một vật thể đơn giản theo ý thích của mình và lập bản vẽ kĩ thuật cho vật thể đó.