Giải bài 4 Mạng xã hội và một số kênh trao đổi thông tin trên Internet

Giải bài 4: Mạng xã hội và một số kênh trao đổi thông tin trên Internet - Sách tin học 7 kết nối tri thức. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

1. MẠNG XÃ HỘI - KÊNH TRAO ĐỔI THÔNG TIN PHỔ BIẾN TRÊN INTERNET

Hoạt động 1. Cách thức trao đổi thông tin trên Internet

Câu 1. Ở lớp 6 em đã biết sử dụng Internet đã nhận và gửi thông tin. Đó là cách nào?

Câu 2. Em có biết cách trao đổi thông tin nào trên Internet đang được sử dụng nhiều nhất không? Tại sao?

Câu trả lời:

Câu 1. Ở lớp 6 em đã biết sử dụng Internet đã nhận và gửi thông tin. Đó là sử dụng Thư điện tử (email).

Câu 2. Cách trao đổi thông tin nào trên Internet đang được sử dụng nhiều nhất là mạng xã hội như Facebook, Zalo, Instagram, Twitter,... vì trên mạng xã hội mọi người có thể tương tác với nhau, không giới hạn người dùng và cũng có thể gọi điện trò chuyện ngay cả khi không ở gần nhau.

 

Câu hỏi:

Câu 1. Không nên dùng mạng xã hội cho mục đích nào sau đây?

A. Giao lưu với bạn bè.

B. Học hỏi kiến thức.

C. Bình luận xấu về người khác.

D. Chia sẻ các hình ảnh phù hợp của mình.

Câu 2. "Đưa thông tin sai sự thật lên mạng, sử dụng thông tin vào mục đích sai trái là hành vi bị nghiêm cấm và có thể bị phạt theo quy định của pháp luật". Theo em điều đó là:

A. Đúng.

B. Sai.

Câu trả lời:

Câu 1. C. Bình luận xấu về người khác.

Câu 2. A. Đúng.

 

LUYỆN TẬP

Câu 1. Em hãy nêu tên ba kênh trao đổi thông tin trên Internet.

Câu 2. Các câu nói về mạng xã hội sau đây đúng hay sai?

a) Mạng xã hội giúp mọi người tương tác với nhau mà không cần gặp mặt.

b) Tất cả các website đều là mạng xã hội.

c) Người xấu có thể đưa tin giả lên mạng xã hội. Vì vậy, chỉ nên trò chuyện với người mình quen biết.

d) Bất cứ tuổi nào cũng có thể tham gia mạng xã hội.

Câu trả lời:

Câu 1. Ba kênh trao đổi thông tin trên Internet: Facebook, Zalo, Instagram.

Câu 2. 

STT

Nội dung

Đúng/Sai

a

Mạng xã hội giúp mọi người tương tác với nhau mà không cần gặp mặt.

Đúng

b

Tất cả các website đều là mạng xã hội.

Sai

c

Người xấu có thể đưa tin giả lên mạng xã hội. Vì vậy, chỉ nên trò chuyện với người mình quen biết.

Đúng

d

Bất cứ tuổi nào cũng có thể tham gia mạng xã hội.

Sai

 

VẬN DỤNG

Câu 1. Em hãy tìm hiểu kĩ một mạng xã hội (ví dụ: Zalo, Lotus) mà em quan tâm và giới thiệu với các bạn hay người thân về mạng xã hội đó. Phần giới thiệu của em nên có các thông tin: chức năng chính, đối tượng phù hợp để tham gia, cách thức tham gia, những lưu ý cần thiết khi tham gia,...

Câu 2. Em hãy tìm hiểu thêm những ví dụ cụ thể về hậu quả của việc sử dụng thông tin vào mục đích sai trái. Hãy chia sẻ với người thân và bạn bè để cùng phòng tránh.

Câu trả lời:

Câu 1. Tìm hiểu về mạng xã hội Zalo:

Chức năng chính

-        Nhắn tin và gọi điện miễn phí cho người dùng Zalo khác, bất kể ở đâu trên thế giới.

-        Kết nối với người dùng khác qua tính năng kết bạn thông qua số điện thoại, username, ID người dùng, gợi ý kết bạn dựa trên vị trí,...

-        Chuyển tiền bằng ZaloPay.

Đối tượng tham gia

Người dùng đủ 13 tuổi thì có thể sử dụng.

Cách thức tham gia

Tải phần mềm trên các hệ điều hành của điện thoại như IOS hoặc Android, hệ điều hành máy tính Windows, dùng trực tiếp trên web.

Lưu ý khi tham gia

-        Thường xuyên cập nhật ứng dụng để tận hưởng những tính năng mới.

-        Hạn chế kết bạn với người lạ, tránh trường hợp lừa đảo qua mạng xã hội Zalo.

-        Dùng một số tính năng bảo mật như ẩn thông tin cá nhân, chặn người lạ kết bạn,... để tránh lộ thông tin cá nhân.

-        Chỉ đăng nhập tài khoản trên các thiết bị của mình, nếu dùng máy khác đăng nhập thì phải đăng xuất sau khi dùng.

-        Khi dùng tính năng chuyển tiền trên ZaloPay cần cẩn thận bảo mật thông tin tài khoản.

Câu 2. Những ví dụ cụ thể về hậu quả của việc sử dụng thông tin vào mục đích sai trái:

  • Những thông tin giả tràn lan trên mạng xã hội vào lúc dịch bệnh gây hoang mang dư luận, vu khống, xuyên tạc uy tín của một người, một cơ quan, một tổ chức nào đó.
  • Những thông tin xấu, đoạn video cắt ghép của một người có thể xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác, thậm chí ảnh hưởng đến tâm lí và tính mạng của họ.
  • Những thông tin lừa đảo có thể gây thiệt hại cho nạn nhân.

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.