Mở đầu
Em hãy cho biết từ khi thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đến nay, nước ta đã ban hành mấy bản Hiến pháp? Hãy chia sẻ những hiểu biết của em về Hiến pháp.
Hướng dẫn giải:
Từ khi thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đến nay, nước ta đã ban hành 5 bản Hiến pháp:
1. Hiến pháp năm 1946: thông qua vào ngày 9 tháng 11 năm 1946
Được thông qua đã đánh dấu sự cáo chung của nền thống trị ngoại bang, tuyên bố nước Việt Nam độc lập từ Bắc đến Nam, theo chế độ dân chủ nhân dân, quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo; các quyền tự do dân chủ được đảm bảo…
2. Hiến pháp năm 1959: thông qua ngày 31/12/1959.
Là bản hiến pháp đầu tiên mang nhiều dấu ấn của việc tổ chức nhà nước theo mô hình XHCN (mô hình Xô-viết). Mặc dù tên gọi chính thể không thay đổi so với của Hiến pháp 1946 (Dân chủ Cộng hòa), nhưng nội dung tổ chức bên trong của bộ máy nhà nước có những quy định rất khác so với Hiến pháp 1946. Cơ chế tập trung được Hiến pháp này thể hiện bằng nhiều quy định (các tổ chức chính quyền địa phương được tổ chức như nhau ở tất cả các cấp chính quyền địa phương, Viện kiểm sát nhân dân với chức năng kiểm sát chung được thành lập, các cấp tòa án được tổ chức ra theo các đơn vị hành chính…) Nếu như ở Hiến pháp 1946, bộ máy nhà nước được quy định theo nguyên tắc phân quyền, thì bộ máy nhà nước của Hiến pháp 1959 được tổ chức theo nguyên tắc tập quyền, quyền lực tập trung vào Quốc hội
3. Hiến pháp năm 1980: thông qua ngày 18/12/1980
Nếu Hiến pháp năm 1959 mới chỉ xác định một tính chất cơ bản nhất của Quốc hội là tính chất quyền lực nhà nước cao nhất, thì đến Hiến pháp năm 1980 tính chất đại biểu cho nhân dân đã được khẳng định. Sự khẳng định hai tính chất của Quốc hội (dẫu rằng hai tính chất này quan hệ gắn bó với nhau) càng thể hiện rõ bản chất của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam là Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Tính chất đại biểu của nhân dân của Quốc hội thể hiện sự gắn bó thống nhất giữa Quốc hội và nhân dân, xem Quốc hội là sự phản ánh tập trung ý chí, nguyện vọng, lợi ích của nhân dân. Tính chất quyền lực nhà nước cao nhất, bảo đảm cho Quốc hội vị trí tối cao trong cấu trúc bộ máy nhà nước theo hướng toàn bộ quyền lực nhà nước tập trung vào Quốc hội.
4. Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2001): thông qua ngày 15/4/1992.
Sau một thời gian phát huy hiệu lực, nhiều quy định của Hiến pháp năm 1980 tỏ ra không còn phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của đất nước. Tình hình thực tiễn đòi hỏi phải có một bản hiến pháp mới, phù hợp hơn để thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho Nhân dân. Tiếp thu tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (12/1986), tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa VIII đã ra Nghị quyết sửa đổi Lời nói đầu của Hiến pháp năm 1980. Ngày 30/6/1989, tại kỳ họp thứ V, Quốc hội khóa VIII lại ra Nghị quyết sửa đổi 7 điều (57, 116, 118, 122, 123, 125) của Hiến pháp năm 1980. Trên cơ sở tổng hợp ý kiến đóng góp của Nhân dân và ý kiến của Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương Đảng, dự thảo Hiến pháp lần thứ tư đã hoàn thành và được trình lên Quốc hội khóa VIII tại kỳ họp thứ 11 để xem xét. Sau nhiều ngày thảo luận sôi nổi với những bổ sung, chỉnh lý nhất định, ngày 15/4/1992, Quốc hội đã nhất trí thông qua Hiến pháp.
5. Hiến pháp năm 2013: thông qua ngày 28/11/2013.
Đây là bản Hiến pháp vừa kế thừa được các giá trị to lớn của các bản Hiến pháp năm 1946, năm 1959, năm 1980 và năm 1992, vừa thể chế hóa các quan điểm, phương hướng, nội dung phát triển đã được khẳng định trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011). Với bố cục 11 chương, 120 điều, giảm 01 chương và 27 điều so với Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013 có nhiều điểm mới cả về nội dung và kỹ thuật lập hiến, thể hiện sâu sắc, toàn diện sự đổi mới đồng bộ cả về kinh tế và chính trị, thể hiện rõ và đầy đủ hơn bản chất dân chủ, tiến bộ của Nhà nước và chế độ ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bảo đảm quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
=> Các bản Hiến pháp này đều ra đời trong những bối cảnh và ở những thời điểm lịch sử nhất định nhằm thể chế hóa đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam cho mỗi giai đoạn phát triển của đất nước. Do đó, chế định về Quốc hội trong các bản Hiến pháp có những thay đổi khác nhau.
Khám phá
1. Khái niệm và vị trí của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Em hãy đọc hội thoại, thông tin và trả lời câu hỏi
Tình huống.
Trên đường đi học về, Mai nhìn thấy khẩu hiệu “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”.
- Mai: Minh ơi, pháp luật mình được học rồi, còn Hiến pháp do cơ quan nào ban hành nhỉ?
- Minh: Theo mình được biết thì Hiến pháp do Quốc hội ban hành.
- Mai: Mình thấy có rất nhiều luật như Luật Trẻ em, Luật Giao thông đường bộ, Luật Giáo dục,...
Vậy Hiến pháp có nhiều không?
- Minh: Theo như mình tìm hiệu thì mỗi giai đoạn của đât nước chỉ có một bản Hiến pháp. Hiện nay chỉ có Hiến pháp năm 2013.
- Mai: Vậy Hiến pháp quy định về những gì nhỉ?
- Minh: Nghe bố mình nói thì Hiến pháp quy định những vấn đề quan trọng nhất của đất nước.
- Mai: Đó là vấn đề gì? Có phải là vấn đề kinh tế và chính trị không?
- Minh: Đúng rồi, ngoài ra còn có vấn đề văn hoá, xã hội và quyền học tập của chúng minh nữa đây.
Thông tin.
Hiến pháp năm 2013
Điều 119. (trích)
1. Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Viẹt Nam, có hiệu lực pháp lí cao nhất.
Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp.
Mọi hành vi vi phạm Hiến pháp đều bị xử lí.
Từ thông tin đoạn hội thoại trên, theo em Hiến pháp có vị trí như thế nào trong hệ thống pháp luật?
Hướng dẫn giải:
Hiến pháp có vị trí trong hệ thống pháp luật là:
- Là văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành, quy định những vấn đề cơ bản và quan trọng nhất của quốc gia.
- Là luật cơ bản của nhà nước, có hiệu lực pháp lí cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
- Mọi văn bản quy phạm pháp luật khác đều được xây dựng, ban hành trên cơ sở Hiến pháp, phù hợp với Hiến pháp.
Bài tập & Lời giải
2. Đặc điểm của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Hiến pháp năm 2013
Điều 16
1. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.
2. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội.
Luật Trẻ em năm 2016
Điều 6. Các hành vi bị nghiêm cẩm (trích)
8. Kì thị, phân biệt đối xử với trẻ em vi đặc điểm cá nhân, hoàn cảnh gia đình, giới tính, dân tộc, quốc tịch, tín ngưỡng, tôn giáo của trẻ em.
Bộ luật Lao động năm 2019
Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động (trích)
1. Phân biệt đối xử trong lao động.
2. Ngược đãi người lao động, cưỡng bức lao động.
a) Em hiểu như thế nào về quy định của điều 16 Hiến pháp năm 2013?
b) Em hãy chỉ ra sự khác nhau giữa Điều 16 Hiến pháp năm 2013 với Khoản 8, Điều 6 Luật Trẻ em năm 2016 và Khoản 1, 2, Điều 8 Bộ luật Lao động năm 2019.
c) Hãy chia sẻ hiểu biết của em về đặc điểm của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Xem lời giải
3. Công dân thực hiện nghĩa vụ tuân thủ Hiến pháp
Thông tin. Hiến pháp năm 2013
Điều 43
Mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường.
Điều 47
Mọi người có nghĩa vụ nộp thuế theo luật định.
Trường hợp 1. Để bảo vệ môi trường, học sinh trường Trung học phỏổ thông A luôn tích cực tham gia các hoạt động dọn vệ sinh ở khu dân cư vào mỗi sáng chủ nhật.
Trường hợp 2. Gia đình ông T chuyên sản xuất thức ăn gia súc nhằm cung ứng cho nhu cầu trong huyện. Để tiết kiệm chi phí sản xuất, gia đình ông T đã không xây dựng hệ thống thu gom, xử lí nước thải theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường, mà đã xả trực tiếp nước thải sản xuất ra dòng sông bên cạnh.
Trường hợp 3. Bà H mở cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng theo quy định của pháp luật và luôn thực hiện nghĩa vụ đóng thuế đây đủ. Thấy vậy, P là con trai bà đã cho rằng, bà H không cần phải đóng thuế vì gia đình nhà mình chỉ kimh doanh nhỏ lẻ.
a) Em có nhận xét gì về việc làm của học sinh Trường trung học phổ thông A, gia đình ông T, bà H và P trong các trường hợp trên?
b) Theo em, mỗi công dân cần làm gì để thực hiện nghĩa vụ tuân thủ Hiến pháp?
Xem lời giải
Luyện tập
Câu 1. Theo em, những khẳng định nào sau đây là đúng về Hiến pháp? Vì sao?
A. Hiến pháp là luật cơ bản của Nhà nước.
B. Hiến pháp có hiệu lực pháp lí cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
C. Hiến pháp xác định những vấn đề cơ bản nhất, quan trọng nhất của Nhà nước và xã hội.
D. Hiến pháp là nội quy được áp dụng trong nhà trường mà mọi học sinh bắt buộc phải thực hiện.
E. Hiến pháp thể hiện tập trung nhất ý chí và bảo vệ lợi ích của nhân dân.
G. Hiến pháp là văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ ban hành.
Câu 2. Em hãy nêu sự khác nhau giữa Hiến pháp và pháp luật.
Xem lời giải
Câu 3. Theo em, hành vi của người nào trong các trường hợp dưới đây là thực hiện nghĩa vụ tuân thủ Hiến pháp? Vì sao?
A. Anh X thực hiện nghĩa vụ quân sự.
B. Ông M không tham gia bầu cử Hội đồng nhân dân cấp xã.
C. Chị T là cán bộ hội phụ nữ luôn tích cực trong các hoạt động giúp đỡ mọi người.
D. Doanh nghiệp A đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước.
E. Ông B có hành vi chống phá lại chính quyền nhà nước.
Câu 4. Khi thấy chính quyền địa phương tổ chức các hoạt động tuyên truyền nội dung cơ bản của Hiến pháp mới cho người dân, bạn Q thắc mắc: Hiến pháp chỉ áp dụng cho những cơ quan nhà nước nên xã không cần phải tổ chức tuyên truyền.
a) Em suy nghĩ như thế nào về thắc mắc của bạn Q?
b) Nếu là bạn của Q trong trường hợp trên, em sẽ nói với Q như thế nào?
Xem lời giải
Câu 5. Gần đây, các bạn trong lớp của P đang trao đổi rất sôi nổi về việc các anh học lớp 12 được gọi đi khám nghĩa vụ quân sự. Các bạn đều bày tỏ mong, muốn được thực hiện nghĩa vụ quân sự. Bạn Bí thư của lớp còn dự kiến sẽ tổ chức một buổi sinh hoạt lớp tìm hiểu về Luật Nghĩa vụ quân sự.
a) Em có nhận xét gì về mong muốn được thực hiện nghĩa vụ quân sự của các bạn lớp P?
b) Theo em, buổi sinh hoạt tìm hiểu về Luật Nghĩa vụ quân sự của lớp P có ý nghĩa gì?
Xem lời giải
Vận dụng
Câu 1. Em hãy cùng các bạn vẽ tranh cổ động với chủ đề “Sống và làm việc theo Hiền pháp, pháp luật” và chia sẻ thông điệp của bức tranh.
Câu 2. Em hãy viết một bài ngắn giới thiệu về Hiến pháp năm 2013, trong đó có liên hệ với bản thân về việc thực hiện nghĩa vụ học tập và nghĩa vụ bảo vệ môi trường theo Hiến pháp.