Em hãy chỉ ra sự khác nhau giữa Điều 16 Hiến pháp năm 2013 với Khoản 8, Điều 6 Luật Trẻ em năm 2016 và Khoản 1, 2, Điều 8 Bộ luật Lao động năm 2019.

2. Đặc điểm của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Hiến pháp năm 2013

Điều 16

1. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.

2. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội.

Luật Trẻ em năm 2016

Điều 6. Các hành vi bị nghiêm cẩm (trích)

8. Kì thị, phân biệt đối xử với trẻ em vi đặc điểm cá nhân, hoàn cảnh gia đình, giới tính, dân tộc, quốc tịch, tín ngưỡng, tôn giáo của trẻ em.

Bộ luật Lao động năm 2019

Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động (trích)

1. Phân biệt đối xử trong lao động.

2. Ngược đãi người lao động, cưỡng bức lao động.

a) Em hiểu như thế nào về quy định của điều 16 Hiến pháp năm 2013?

b) Em hãy chỉ ra sự khác nhau giữa Điều 16 Hiến pháp năm 2013 với Khoản 8, Điều 6 Luật Trẻ em năm 2016 và Khoản 1, 2, Điều 8 Bộ luật Lao động năm 2019.

c) Hãy chia sẻ hiểu biết của em về đặc điểm của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Bài Làm:

a) Điều 16 Hiến pháp năm 2013: Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.

* Ý nghĩa: 

 - Quyền bình đẳng trước pháp luật được thể hiện trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội và pháp lý. Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, giàu nghèo, thành phần xã hội, địa vị xã hội… Trong cùng một điều kiện như nhau, công dân được hưởng quyền và nghĩa vụ như nhau, có tư cách pháp lý như nhau.

 - Quyền bình đẳng trước pháp luật còn là quyền không bị pháp luật phân biệt đối xử trong việc hưởng các quyền và thực hiện các nghĩa vụ. Con người sinh ra có thể khác nhau về chủng tộc, giới tính, tín ngưỡng, tôn giáo và địa vị xã hội, nhưng đó không phải là căn cứ để pháp luật phân biệt trong việc hưởng các quyền và chịu trách nhiệm pháp lý. Ngược lại, pháp luật luôn đặt giá trị bình đẳng làm thước đo, tiêu chuẩn để lấp đầy khoảng cách không bình đẳng đó bằng việc quy định các quyền, nghĩa vụ pháp lý ngang nhau. Pháp luật là thước đo chuẩn mực của bình đẳng, là công cụ để bảo đảm sự bình đẳng giữa con người với con người. Bất kỳ công dân nào vi phạm pháp luật đều bị xử lý bằng các chế tài theo quy định của pháp luật. 

b) Sự khác nhau giữa Điều 16 Hiến pháp năm 2013 với Khoản 8, Điều 6 Luật Trẻ em năm 2016 và Khoản 1, 2, Điều 8 Bộ luật Lao động năm 2019:

  • Điều 16 Hiến pháp năm 2013: thể hiện quyền bình đẳng của tất cả mọi người dân trong đất nước Việt Nam.
  • Khoản 8, Điều 6 Luật Trẻ em năm 2016: thể hiện quyền bình đẳng của tất cả trẻ em trong đất nước Việt Nam.
  • Khoản 1, 2, Điều 8 Bộ luật Lao động năm 2019: thể hiện quyền bình đẳng của người lao động trong đất nước Việt Nam.

c) Đặc điểm của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam:

 - Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định những vấn đề cơ bản nhất về chế độ chính trị, chế độ kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường; quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.

 - Hiến pháp không quy định chi tiết từng lĩnh vực, từng vấn đề riêng biệt của đời sống xã hội.

 - Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là luật cơ bản của Nhà nước, là cơ sở để xây đựng và ban hành tất cả các văn bản quy phạm pháp luật khác trong hệ thống pháp luật quốc gia. Nội dung của các văn bản quy phạm pháp luật khác không được trái với Hiến pháp.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Giải bài 14 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

3. Công dân thực hiện nghĩa vụ tuân thủ Hiến pháp

Thông tin. Hiến pháp năm 2013

Điều 43

Mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường.

Điều 47

Mọi người có nghĩa vụ nộp thuế theo luật định.

Trường hợp 1. Để bảo vệ môi trường, học sinh trường Trung học phỏổ thông A luôn tích cực tham gia các hoạt động dọn vệ sinh ở khu dân cư vào mỗi sáng chủ nhật.

Trường hợp 2. Gia đình ông T chuyên sản xuất thức ăn gia súc nhằm cung ứng cho nhu cầu trong huyện. Để tiết kiệm chi phí sản xuất, gia đình ông T đã không xây dựng hệ thống thu gom, xử lí nước thải theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường, mà đã xả trực tiếp nước thải sản xuất ra dòng sông bên cạnh.

Trường hợp 3. Bà H mở cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng theo quy định của pháp luật và luôn thực hiện nghĩa vụ đóng thuế đây đủ. Thấy vậy, P là con trai bà đã cho rằng, bà H không cần phải đóng thuế vì gia đình nhà mình chỉ kimh doanh nhỏ lẻ.

a) Em có nhận xét gì về việc làm của học sinh Trường trung học phổ thông A, gia đình ông T, bà H và P trong các trường hợp trên?

b) Theo em, mỗi công dân cần làm gì để thực hiện nghĩa vụ tuân thủ Hiến pháp?

Xem lời giải

Luyện tập

Câu 1. Theo em, những khẳng định nào sau đây là đúng về Hiến pháp? Vì sao?

A. Hiến pháp là luật cơ bản của Nhà nước.

B. Hiến pháp có hiệu lực pháp lí cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

C. Hiến pháp xác định những vấn đề cơ bản nhất, quan trọng nhất của Nhà nước và xã hội.

D. Hiến pháp là nội quy được áp dụng trong nhà trường mà mọi học sinh bắt buộc phải thực hiện.

E. Hiến pháp thể hiện tập trung nhất ý chí và bảo vệ lợi ích của nhân dân.

G. Hiến pháp là văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ ban hành.

Câu 2. Em hãy nêu sự khác nhau giữa Hiến pháp và pháp luật.

Xem lời giải

Câu 3. Theo em, hành vi của người nào trong các trường hợp dưới đây là thực hiện nghĩa vụ tuân thủ Hiến pháp? Vì sao?

A. Anh X thực hiện nghĩa vụ quân sự.

B. Ông M không tham gia bầu cử Hội đồng nhân dân cấp xã.

C. Chị T là cán bộ hội phụ nữ luôn tích cực trong các hoạt động giúp đỡ mọi người.

D. Doanh nghiệp A đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước.

E. Ông B có hành vi chống phá lại chính quyền nhà nước.

Câu 4. Khi thấy chính quyền địa phương tổ chức các hoạt động tuyên truyền nội dung cơ bản của Hiến pháp mới cho người dân, bạn Q thắc mắc: Hiến pháp chỉ áp dụng cho những cơ quan nhà nước nên xã không cần phải tổ chức tuyên truyền.

a) Em suy nghĩ như thế nào về thắc mắc của bạn Q?

b) Nếu là bạn của Q trong trường hợp trên, em sẽ nói với Q như thế nào?

Xem lời giải

Câu 5. Gần đây, các bạn trong lớp của P đang trao đổi rất sôi nổi về việc các anh học lớp 12 được gọi đi khám nghĩa vụ quân sự. Các bạn đều bày tỏ mong, muốn được thực hiện nghĩa vụ quân sự. Bạn Bí thư của lớp còn dự kiến sẽ tổ chức một buổi sinh hoạt lớp tìm hiểu về Luật Nghĩa vụ quân sự.

a) Em có nhận xét gì về mong muốn được thực hiện nghĩa vụ quân sự của các bạn lớp P?

b) Theo em, buổi sinh hoạt tìm hiểu về Luật Nghĩa vụ quân sự của lớp P có ý nghĩa gì?

Xem lời giải

Vận dụng

Câu 1. Em hãy cùng các bạn vẽ tranh cổ động với chủ đề “Sống và làm việc theo Hiền pháp, pháp luật” và chia sẻ thông điệp của bức tranh.

Câu 2. Em hãy viết một bài ngắn giới thiệu về Hiến pháp năm 2013, trong đó có liên hệ với bản thân về việc thực hiện nghĩa vụ học tập và nghĩa vụ bảo vệ môi trường theo Hiến pháp.

Xem lời giải

Xem thêm các bài Giải Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 cánh diều, hay khác:

Xem thêm các bài Giải Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 cánh diều được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập