Mở đầu
Em hãy chia sẻ hiểu biết của mình về bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Hướng dẫn giải:
Hiểu biết của mình về bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
- Là hệ thống cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương, được tổ chức theo nguyên tắc tập trung thống nhất tạo thành một cơ chế đồng bộ thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà nước.
- Bộ máy Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm: Quốc hội, Chính phủ, Chủ tịch nước, Tòa án, Viện kiểm sát, chính quyền địa phương.
Khám phá
1. Giới thiệu bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi
Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã đưa đến sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà — Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á.
Tiếp đó là thắng lợi của hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, giải phóng hoàn toàn dân tộc, thống nhất Tổ quốc. Ngày 02/7/1976, kì họp thứ Nhất, Quốc hội khoá VI đã thông qua Nghị quyết đổi tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà thành nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Theo Hiến pháp năm 2013, Bộ máy nhà nước gồm có các cơ quan: Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Toà án nhân dân và Viện kiêm sát nhân dân, Chính quyền địa phương, Hội đồng bầu cử quốc gia và Kiểm toán nhà nước.
Dựa vào thông tin, em hãy vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Hướng dẫn giải:
Sơ đồ bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
Bài tập & Lời giải
Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi
Thông tin 1. Hiến pháp năm 2013
Điều 2 (trích). Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.
Điều 6. Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại điện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước.
Điều 8 (trích). Các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức phải tôn trọng Nhân dân, tận tụy phục vụ Nhân dân, liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của Nhân dân; kiên quyết đầu tranh chống tham những, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền.
Thông tin 2. Hiến pháp năm 2013
Điều 2 (trích). Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phỏi hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
Thông tin 3. Hiến pháp năm 2013
Điều 2 (trích). Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.
Điều 8 (trích). Nhà nước được tô chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lí xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.
a) Em hãy cho biết những đặc điểm nào của bộ máy nhà nước được thể hiện trong thông tin 1 và 2?
b) Từ thông tin 3, em hãy chỉ ra những nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.
Xem lời giải
2. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi
Thông tin 1. Theo Hiến pháp năm 2013, Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Thông tin 2. Ngày 28/11/2013, Kì họp thứ 6, Quốc hội khoá XIII đã biểu quyết thông qua Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Thông tin 3. Ngày 05/4/2021, Kì họp thứ 11, Quốc hội khoá XIV đã tiến hành bầu các chức danh Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, Quốc hội sẽ tập trung kiện toàn các chức danh của Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, trong đó sẽ lần lượt tiền hành miễn nhiệm một số chức danh của Quốc hội và Chính phủ.
Thông tin 4. Kì họp thứ 10, Quốchội khoá XIV đã ban hành Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2021. Theo đó, tổng số thu ngân sách nhà nước năm 2021 dự toán là 1 343 330 tỉ đồng, tổng số chi ngân sách nhà nước là 1 687 000 tỉ đồng.
Thông tin 5. Kì họp thứ 10, Quốc hội khoá XIV, phiên chiều ngày 09/11/2020, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn.
Câu hỏi:
1. Em hãy cho biết Quốc hội có vị trí như thế nào trong bộ máy nhà nước?
2. Từ thông tin trên, em hãy nêu chức năng của Quốc hội.
Xem lời giải
Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi
Thông tin 1. Theo quy định của Luật Tổ chức Quốc hội, tổng số đại biểu Quốc hội không quá 500 người, bao gồm đại biểu hoạt động chuyên trách và đại biểu hoạt động không chuyên trách.
Thông tin 2. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội là cơ quan thường trực của Quốc hội, gồm Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội và các Uỷ viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội do Chủ tịch Quốc hội làm Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Quốc hội làm Phó Chủ tịch.
Thông tin 3. Quốc hội thành lập các cơ quan chuyên môn gồm: Hội đồng Dân tộc, Uỷ ban Pháp luật, Ủy ban Tư pháp, Uỷ ban Kinh tế, Uỷ ban Tài chính — Ngân sách, Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Ủy ban Văn hoá, Giáo dục, Ủy ban Xã hội, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Ủy ban Đối ngoại.
Thông tin 4. Quốc hội hợp công khai, mỗi năm có một số kì họp. Kì họp là hình thức hoạt động chủ yếu và quan trọng nhật của Quốc hội. Tại kì họp, Quốc hội thực hiện đây đủ các chức năng: làm Hiến pháp và sửa đối Hiến pháp, làm luật và sửa đổi luật; quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước; giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.
a) Em hãy nêu và vẽ sơ đồ cơ cấu tổ chức của Quốc hội.
b) Hoạt động của Quốc hội diễn ra như thế nào?
Xem lời giải
3. Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi
Thông tin 1. Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại, do Quôc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội.
Thông tin 2. Ngày 08/12/2013, Chủ tịch nước đã kí Lệnh công bố Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Nghị quyết quy định một số điểm thị hành Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Thông tin 3. Trong nhiệm kì 2016 — 2021, Chủ tịch nước đã kỉ Lệnh công bố 72 Luật, 2 Pháp lệnh đã được Quốc hội, Uý ban Thường vụ Quốc hội khoá XIV thông qua.
Thông tin 4. Cũng trong nhiệm kì 2016 — 2021, Chủ tịch nước đã thực hiện nghiêm quy trình giới thiệu nhân sự đề nghị Quốc hội miễn nhiệm chức vụ và bầu giữ chức vụ Thủ tướng Chính phú, Phó Chủ tịch nước, Chánh án Toà án nhân dân Tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Tối cao; đềnghị Quốc hội miễn nhiệm và phê chuẩn Phó Chủ tịch và Uỷ viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh. Căn cứ các nghị quyết của Quốc hội, Chủ tịch nước đã kí quyết định bỏ nhiệm 5 Phó Thủ tướng Chính phủ, 21 Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ nhiệm kì 2016 — 2021.
Thông tin 5. Chủ tịch nước đã quyết định tặng thưởng 370 896 Huân, Huy chương, 37 349 danh hiệu vinh dự Nhà nước, trong đó phong tặng 314 danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
a) Chủ tịch nước có vị trí như thế nào trong bộ máy nhà nước?
b) Nêu một số nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch nước?
Xem lời giải
4. Chính phủ nước nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi
Thông tin 1. Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội.
Thông tin 2. Chính phủ chụu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.
a) Em hãy cho biết vị trí và chức năng của Chính phủ trong bộ máy nhà nước.
b) Những cơ quan nào có quyền giám sát các hoạt động của Chính phủ?
Xem lời giải
Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi
Thông tin 1. Ngày 18/11, Thủ tướng chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật tháng 11/2021, thảo luận vẻ 6 để nghị xây dựng các đự án luật. Cùng chủ trì phiên họp còn có các Phó Thủ tướng Chính phủ. Tại phiên họp, Thủ tướng yêu câu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ trực tiếp chỉ đạo công tác này, phối hợp chặt chẽ với các Bộ trưởng khác để bảo đảm đồng bộ, thống nhật, tránh mâu thuẫn, chồng chéo hoặc bỏ sót giữa các luật.
Thông tin 2 Các phiên họp của Chính phú là hình thức hoạt động quan trọng của Chính phủ, có ý nghĩa quyết định tới toàn bộ hoạt động của Chính phủ. Chính phủ họp thường kì mỗi tháng một lần, ngoài ra có thể họp bắt thường theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ hoặc theo yêu câu của ít nhất 1/3 tổng số thành viên Chính phủ; Thủ tướng Chính phủ lãnh đạo, điều hành và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ thực hiện chức năng quản lí nhà nước đối với ngành hoặc lĩnh vực công tác trong phạm vi cả nước.
Em hãy:
a) Vẽ sơ đồ cơ cấu tổ chức của chính phủ.
b) Nêu những ví dụ cụ thể về hoạt động của Chính phủ.
Xem lời giải
5. Tòa án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân
Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi
Thông tin 1. Ngày 22/5/2018, Toà án nhân dân Quận X đã mở phiên toà xét xử bị cáo H về tội “Tàng trữ trái phép chât ma tuý”.
Thông tin 2. Ngày 30/9/2021, Toà án nhân dân Tỉnh Y đã xét xử sơ thẩm vụ án dân sự về tranh chấp tài sản thừa kế.
Thông tin 3. Qua công tác tông kết thực tiền xét xử, Toả án nhân dân tối cao nhận được phản ánh của các Toà án về một số vướng mắc khi giải quyết các vụ án hình sự, dân sự. Để đảm bảo áp dụng thống nhất pháp luật, vừa qua, Toà án nhân dân tối cao ban hành Công văn giải đáp một số vướng mắc trong xét xử.
a) Em hãy nêu vị trí và chức năng của Toà án nhân dân trong bộ máy nhà nước.
b) Theo em, tổ chức Toà án nhân dân bao gồm những cấp nào?
Xem lời giải
Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi
Thông tin 1. Trên cơ sở kết quả điều tra, xác minh, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm thuộc thẩm quyền, ngày 25/8/2021, Cơ quan điều tra Viện Kiểm sát nhân dân tôi cao đã quyết định khởi tố một số vụ án hình sự để điều tra và xử lí theo quy định của pháp luật.
Thông tin 2. Viện Kiêm sát nhân dân huyện K có chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp trên địa bàn huyện K theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, Viện Kiểm sát nhân dân huyện K có nhiệm vụ góp phân bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thê, bảo vệ tỉnh mạng, sức khoẻ, tài sản, danh dự và nhân phẩm của công dân, bảo đảm để mọi hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà nước, của tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân đều phải được xử li theo pháp luật.
a) Em hãy nêu vị trí và chức năng của Viện Kiểm sát nhân dân trong bộ máy nhà nước.
b) Phân biệt chức năng của Toà án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân.
Xem lời giải
6. Phê phán, đấu tranh với những hành vi chống phá nhà nước
Em hãy đọc trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi
Trường hợp 1. Do nhận thức kém, bị kẻ xâu lôi kéo, N và B đã sử dụng tài khoản cá nhân trên mạng xã hội tuyên truyền các thông tin có nội dung chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trường hợp 2. Công an vừa tiến hành xử phạt hành chính đối với một chủ tải khoản trên mạng xã hội, về hành vi đăng tải những thông tin sai sự thật về chính phủ nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
a) Em có nhận xét gì về hành vi của các đối tượng trên?
b) Nếu em là bạn hoặc người thân của những trường hợp trong thông tin trên, em sẽ hành động như thế nào?
Xem lời giải
Luyện tập
Câu 1. Em đồng ý hay không đồng ý với phát biểu nào dưới đây? Vì sao?
A. Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang tính nhân dân sâu sắc.
B. Tập trung dân chủ là nguyên tắc hoạt động của Hệ thống chính trị Việt Nam, không phải của Nhà nước.
C. Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
D. Chủ tịch nước là người đứng đầu Quốc hội, thay mặt Quốc hội công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh.
E. Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Câu 2. Theo em, ý kiến nào dưới đây là đúng? Vì sao?
A. Bạn M cho rằng ngoài Toà án nhân dân tối cao thì còn có các Toà án khác.
B. Bạn K nói với mọi người Toà án chỉ xét xử các vụ án án hình sự nghiêm trọng.
C. Bạn N khẳng định bảo vệ pháp luật là nhiệm vụ của Viện Kiểm sát nhân dân.
D. Bạn G chia sẻ rằng kiểm sát hoạt động tư pháp là nhiệm vụ của Toà án.
Xem lời giải
Câu 3. Em hãy giúp bạn T giải đáp thắc mắc về mối quan hệ giữa Toà án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân trong hoạt động tư pháp.
Câu 4. Em hãy xử lí tình huống sau:
a) Bạn A chứng kiến người hàng xóm cạnh nhà vì ghen ghét, đố kị mà thường xuyên đặt điều nói xấu cán bộ địa phương. Theo em, bạn A nên ứng xử như thế nào để thể hiện trách nhiệm của mình trong việc góp phần xây dựng và bảo vệ bộ máy nhà nước?
b) Nếu ở nơi em sinh sống, phát hiện thấy kẻ xấu phát các tài liệu tuyên truyền nói xấu Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương, em sẽ xử lí như thế nào để thực hiện trách nhiệm công dân trong việc bảo vệ nhà nước mà vẫn đảm bảo an toàn cho bản thân?
Xem lời giải
Vận dụng
Câu 1. Em hãy xây dựng bộ tư liệu (video hoặc hình ảnh) giới thiệu về Quốc hội hoặc Chính phủ Việt Nam (lịch sử hình thành và phát triển).
Câu 2. Em hãy viết một bài thuyết trình tuyên truyền về bầu cử đại biểu Quốc hội.