Em hiểu như thế nào về câu nói pháp luật, đạo đức là công cụ điều chỉnh hành vi một cách tối đa?

Câu hỏi: Em hiểu như thế nào về câu nói pháp luật, đạo đức là công cụ điều chỉnh hành vi một cách tối đa?

Bài Làm:

Theo em, đạo đức là một trong những hình thái sớm nhất của ý thức xã hội bao gồm những chuẩn mực nguyên tắc xã hội, nhờ đó, con người điều chỉnh hành vi của mình, cũng như đánh giá hành vi của người khác theo quan điểm thiện ác, về cái được làm và cái không nên làm, sao cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc của con người, của mối quan hệ giữa con người với con người, giữa cá nhân với xã hội.

   Pháp luật là hệ thống các quy phạm có tính bắt buộc, do nhà nước ban hành, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị, là công cụ sắc bén để thực hiện quyền lực nhà nước. Ngoài việc bảo đảm trật tự xã hội, vì lợi ích xã hội, luật pháp còn duy trì địa vị và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị. 

  Đạo đức và pháp luật đều là những nguyên tắc, những chuẩn mực hành vi con người trong quan hệ giữa người với người, giữa cá nhân và xã hội. Song, nếu pháp luật là những yêu cầu tối thiểu thì đạo đức là những yêu cầu tối đa về việc thực hiện những quan hệ này....

   Nếu pháp luật được thực hiện do sự cưỡng chế từ bên ngoài thì những nguyên tắc, những chuẩn mực đạo đức được thực hiện từ bên trong do tính tự giác của mỗi người quy định khi bản thân người ấy đã nhận thức được quan hệ của mình với những người xung quanh.

   Pháp luật trừng trị những hành động phạm pháp căn cứ vào hậu quả của nó, nhưng không thể trừng trị những hành động vi phạm còn nằm trong ý đồ của thành viên nào đó trong xã hội.

   Đạo đức thì khác hẳn. Ý thức đạo đức của mỗi người sẽ tự “trừng trị” mình ngay từ khi người đó nghĩ đến hành động gây hậu quả. Chính vì vậy, khi vai trò của đạo đức được đề cao đến một mức độ nhất định và khi sự trừng giới bên trong của mỗi người được củng cố vững mạnh đến một mức độ nhất định thì sự trừng giới bên ngoài hay sự thi hành pháp luật sẽ trở thành thừa.

   Điều này có thực hiện được hay không phụ thuộc rất nhiều vào ý thức đạo đức của mỗi thành viên trong xã hội, vào việc tiếp nhận sự giáo dục và tự giáo dục của mỗi thành viên đó.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Bài 18: Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật

Câu 1: Hãy nêu ví dụ và phân tích nhận định : Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật là điều kiện để phát triển của mỗi cá nhân và xã hội.

Xem lời giải

Câu 2: Trong những hành vi sau đây, hành vi nào biểu hiện là người có đạo đức, hành vi nào thể hiện biết tuân theo pháp luật ?

a) Chăm sóc ông bà lúc ốm đau ;

b) Làm việc nhà giúp đỡ cha mẹ ;

c) Giúp em học tập ở nhà ;

d) Tham gia tích cực các công việc của lớp ;

đ) Rủ nhau đến thăm hỏi thầy cô giáo cũ nhân ngày 20 tháng 11 ;

e) Tham gia hiến máu nhân đạo ;

g)  Không đua xe máy ;

h) Không tàng trữ, vận chuyển, sử dụng ma tuý ;

i) Tham gia giữ gìn các di sản văn hoá ;

k) Không vượt đèn đỏ, đi vào đường ngược chiều ;

l) Giúp các nhà chức trách ngăn chặn các hành vi phạm pháp.

Xem lời giải

Câu 3: Vì sao có một số người cố tình làm những việc dù biết rằng việc đó là vi phạm pháp luật ? (Ví dụ : làm hàng giả, buôn bán vận chuyến ma tuý,...).

Xem lời giải

Câu 3: Vì sao có một số người cố tình làm những việc dù biết rằng việc đó là vi phạm pháp luật ? (Ví dụ : làm hàng giả, buôn bán vận chuyến ma tuý,...).

Xem lời giải

Câu 4: Toà án nhân dân Thành phố Hà Nội tuyên phạt một số thanh niên đua xe trái phép vào ngày mồng một Tết năm Quý Mùi (2003).

Theo em, hành vi của số thanh niên trên đã vi phạm chuẩn mực đạo đức hay vi phạm quy định của pháp luật ? Vì sao?

Xem lời giải

Câu 5: Trên đường đi học về, Thanh và Hà gặp một phụ nữ đang bị công an rượt đuổi. Chị ta dúi vào tay Thanh một gói hàng và nói nhỏ : “Giấu giúp chị, tí nữa chị xin lại và hậu tạ các em. Số điện thoại của chị đây”.

-  Nếu là Thanh và Hà, em sẽ xử lí tình huống trên như thế nào ? Vì sao ?

-  Em có nhận xét gì về việc làm củạ người phụ nữ trong tình huống trên ?

Xem lời giải

Câu 6: Bản thân em và tập thể lớp còn có những biểu hiện nào chưa tốt so với yêu cầu giáo dục đạo đức và pháp luật ? Hãy đề ra biện pháp khắc phục những thiếu sót đó.

Xem lời giải

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.