Câu 2. Em hãy thực hiện các yêu cầu dưới đây:
1.Xác định các đối tượng được đánh số trong bức tranh
2.Vì sao người dân Thăng Long gọi vùng đất mình sinh sống là Kẻ Chợ?
3. Em có nhận xét gì về sự có mặt của các thương điếm Châu Âu(Anh, Hà Lan) ngay tại kinh đô Kẻ chợ của nước Đại Việt trong thế kỉ XVII?
Bài Làm:
1.Các đối tượng được đánh số
1.Khu thành thị và cung vua
2.Bãi sông và một lễ hội
3.Trại huấn luyện voi
4.Thương điếm của người Hà Lan
5.Thương điểm của người Anh
2. Chợ ở Thăng Long không chỉ bán nông, lâm sản từ các vùng mang đến mà còn bán nhiều hàng hóa khác. Chính vì Thăng Long là nơi tập trung nhiều chợ nên mới sinh ra từ Kẻ Chợ. Kẻ là từ Việt cổ chỉ một xã, một vùng. Tên Kẻ Chợ ban đầu dùng gọi riêng khu buôn bán để phân biệt với khu Hoàng thành của vua
3. Sự có mặt của các thương điếm châu Âu (Anh, Hà Lan) ngay tại kinh đô kẻ chợ của nước Đại Việt trong thế kỷ XVII đã đóng góp vào việc mở rộng quan hệ thương mại và giao lưu văn hóa giữa Đại Việt và các quốc gia châu Âu. Đại Việt trở thành một trung tâm thương mại quan trọng, thu hút các nhà buôn và thương nhân từ châu Âu tới giao dịch. Sự có mặt này cũng mang theo một số hệ quả đối với Đại Việt. Sự xuất hiện của các thương điếm châu Âu có thể đi kèm với sự tranh chấp về thương mại và sự can thiệp của các nước châu Âu vào công việc nội bộ của Đại Việt. Ngoài ra, việc mở rộng quan hệ với thế giới ngoại vi cũng có thể tạo ra những thay đổi trong nền kinh tế và xã hội của Đại Việt.