Em hãy nêu các bước chính trong việc lập kế hoạch nuôi cá rô phi trong ao

3. Lập kế hoạch, tính toán chi phí cho việc nuôi cá rô phi trong ao

CH: Em hãy nêu các bước chính trong việc lập kế hoạch nuôi cá rô phi trong ao.

1. Vì sao phải chuẩn bị tốt ao nuôi

2. Em hãy nêu tác dụng của vôi bột trong quá trình chuẩn bị ao nuôi

3. Khi lập kế hoạch nuôi cá rô phi, em cần lưu ý gì về mùa vụ thả cá.

4. Em hãy cho biết mật độ thả cá thích hợp khi nuôi cá rô phi.

5. Vì sao cần chuẩn bị máy quạt nước khi nuôi cá rô phi?

VD: Hãy lập kế hoạch và tính toán chi phí cho việc nuôi và chăm sóc một loại thủy sản phổ biến ở địa phương em.

Bài Làm:

CH: Các bước chính trong việc lập kế hoạch nuôi cá rô phi trong ao:

  • Bước 1: Liệt kê cơ sở vật chất, vật tư, dụng cụ.
  • Bước 2: Dự kiến kĩ thuật nuôi và chăm sóc
  • Bước 3: Tính toán chi phí

1. Phải chuẩn bị tốt ao nuôi vì: loại bỏ chất thải và sinh vật gây hại, tạo môi trường tốt cho cá rô phi nuôi.

2. Tác dụng của vôi bột: để cải tạo đáy ao và diệt mầm bệnh.

3. Cần lưu ý về mùa vụ thả cá: có thể thả quanh năm, tuy nhiên, thời điểm thích hợp nhất là vào đầu mùa mưa, tháng 4 – 6.

4. Mật độ thả: 2 - 3 con/m2, nếu nuôi thâm canh thả 5 - 7 con/m2

5. Cần chuẩn bị máy quạt nước khi nuôi cá rô phi để: cung cấp oxy cho ao và đào thải khí độc

VD: Lập kế hoạch và tính toán chi phí cho việc nuôi và chăm sóc cá chép:

  • Bước 1: Liệt kê cơ sở vật chất, vật tư, dụng cụ:
    • ao nuôi
    • vôi bột
    • cá giống
    • thức ăn công nghiệp
    • hóa chất xử lí trong môi trường
    • máy bơm, máy quạt nước, lưới kéo cá.
  • Bước 2: Dự kiến kĩ thuật nuôi và chăm sóc
    • thời vụ nuôi: Vụ 1 từ tháng 2 đến tháng 3 (gọi là vụ xuân) và vụ 2 từ tháng 8 đến tháng 9 (gọi là vụ thu).
    • ao nuôi: tháo cạn nước, dọn cây cỏ xung quanh, tu sửa bờ, vét bùn, rải vôi bột, phơi đáy rồi lấy nước vào ao
    • thả giống:  mật độ thả: 1 con/3-4 m2 ao
    • chăm sóc , quản lí cá sau khi thả:
      • thức ăn và cách cho ăn:  Ngày cho ăn 2 lần (sáng và chiều); sử dụng thức ăn công nghiệp với khẩu phần ăn 2-3% tổng lượng cá trong ao
      • quản lí chất lượng ao nuôi: bổ sung nước sạch hằng tuần, sử dụng chế phẩm sinh học, dùng quạt nước khi cần
      • quản lí sức khỏe cá: thường xuyên quan sát hoạt động của cá. Khi cá có dấu hiệu bị bệnh, liên hệ ngay với cán bộ thủy sản.
      • thu hoạch: sau 8 tháng.
  • Bước 3: Tính toán chi phí

Nuôi một vụ cá chép trong ao có diện tích 1000 m2, cần 350 con giống và sử dụng 4 tấn thức ăn/năm; 100kg vôi bột cải tạo ao; chi phí điện xăng dầu 2 triệu đồng; chi phí chất xử lí môi trường 2 triệu đồng; chi phí khác 300 nghìn đồng. Giá cá giống là 90 nghìn đồng/con (50 con/1kg), giá thức ăn 15 nghìn đồng/kg, giá vôi bột 5000 đồng/kg. 

Chi phí của vụ nuôi cá = (350:50.90) + 4000.15 + 100.5 + 2000+ 2000+ 300 = 65 430 (nghìn đồng) = 65 430 000 đồng.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Giải bài 12 Quy trình nuôi cá nước ngọt trong ao

MỞ ĐẦU:

Em hãy cho biết sự khác biệt về vật liệu xây dựng ao nuôi thủy sản trong Hình 12.1.

Xem lời giải

1. Giới thiệu chung về quy trình nuôi cá nước ngọt trong ao

CH: Em hãy nêu quy trình nuôi cá nước ngọt trong ao ở Hình 12.2

LT: Em hãy quan sát Hình 12.3 và chỉ rõ các hoạt động nuôi cá nước ngọt trong ao

Xem lời giải

2. Quy trình nuôi cá nước ngọt trong ao

2.1. Chuẩn bị ao nuôi

CH: Chuẩn bị ao nuôi cho cá nước ngọt gồm những công việc gì?

LT: Hãy mô tả các hoạt động cải tạo ao nuôi trong Hình 12.4

Xem lời giải

2. Quy trình nuôi cá nước ngọt trong ao

2.1. Chuẩn bị ao nuôi

CH: Chuẩn bị ao nuôi cho cá nước ngọt gồm những công việc gì?

LT: Hãy mô tả các hoạt động cải tạo ao nuôi trong Hình 12.4

Xem lời giải

2.2. Thả cá giống

CH: Vì sao nên ghép các loài cá sống ở tầng nước khác nhau và không cạnh tranh về thức ăn.

VD:

1. Quan sát Hình 12.5, cho biết vì sao các loiaj cá này có thể nuôi ghép được với nhau?

2. Khi thả cá giống, cần quan tâm đến những yếu tố nào?

Xem lời giải

2.3. Chăm sóc, quản lí cá sau khi thả

CH: Chăm sóc, quản lí cá sau khi thả bao gồm những công việc nào?

VD:

1. Hãy tìm hiểu về thức ăn của một loại cá nước ngọt được nuôi phổ biến.
2. Hãy giải thích hiện tượng cá nổi đầu. Cần xử lí như thế nào khi gặp hiện tượng này?

Xem lời giải

2.4. Thu hoạch

CH: Khi nào thì nên thu tỉa, thu toàn bộ? Vì sao?

Xem lời giải

Xem thêm các bài Giải công nghệ 7 cánh diều, hay khác:

Xem thêm các bài Giải công nghệ 7 cánh diều được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.