II. DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI
1. Dân cư
Câu hỏi: Đọc thông tin, dựa vào bảng 14.2 và quan sát hình 14.2, hãy:
- Nêu những đặc điểm nổi bật về dân cư của khu vực Tây Nam Á
- Phân tích ảnh hưởng của đặc điểm dân cư đến phát triển kinh tế - xã hội khu vực Tây Nam Á
Bài Làm:
* Những đặc điểm nổi bật về dân cư khu vực Tây Nam Á:
- Tây Nam Á là khu vực ít dân, số dân năm 2020 là 402,5 triệu người, chiếm khoảng 5,1% dân số thế giới.
- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên khoảng gần 1,6% (năm 2020). Một số quốc gia tỉ lệ gia tăng dân số vẫn còn cao: Pa-le-xtin (2,6%), I-rắc (2,3%), Áp-ga-ni-xtan (2,6%),...
- Hằng năm, Tây Nam Á đón nhận số lượng lao động lớn từ các vùng khác tới, ảnh hưởng tới mức tăng dân số của khu vực
- Cơ cấu dân số có sự thay đổi theo hướng giảm tỉ lệ dân số ở nhóm từ 0 - 14 tuổi, tăng tỉ lệ dân số ở nhóm tuổi từ 65 trở lên.
- Phân bố dân cư có sự chênh lệch lớn giữa các quốc gia và các vùng. Dân cư tập tập trung đông ở các đô thị lớn và ven vùng Địa Trung Hải, đồng bằng Lưỡng Hà. Dân cư thưa thớt ở khu vực núi cao và hoang mạc.
- Trong thế kỉ XX, quá trình đô thị hóa đã phát triển mạnh mẽ ở nhiều quốc gia. Tỉ lệ dân thành thị ở khu vực Tây Nam Á khá cao: Trên 70% (năm 2020).
- Dân cư chủ yếu là người Ả-rập, ngoài ra còn có các dân tộc khác như: Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Tư, Do Thái,... và các bộ tộc khác.
* Ảnh hưởng của đặc điểm dân cư đến phát triển kinh tế - xã hội khu vực Tây Nam Á:
- Nguồn lao động dồi dào nhưng có tay nghề và trình độ chuyên môn còn hạn chế.
- Dân đông, trong điều kiện trình độ phát triển kinh tế chưa cao đã ảnh hưởng tới vấn đề việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Phân bố dân cư không đều, tập trung ở đồng bằng châu thổ của các con sông lớn, vùng ven biển và một số vùng đất đỏ badan, thưa thớt ở vùng núi ⟶ chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa miền núi và đồng bằng.