Đoạn thơ thứ hai lại mở ra một thế giới khác với những vẻ đẹp mới của con người và thiên nhiên miền Tây, khác với cảnh vật ở đoạn thơ thứ nhất. Hãy phân tích để làm rõ vẻ đẹp ấy

Câu 3 (Trang 90 SGK) Đoạn thơ thứ hai lại mở ra một thế giới khác với những vẻ đẹp mới của con người và thiên nhiên miền Tây, khác với cảnh vật ở đoạn thơ thứ nhất. Hãy phân tích để làm rõ vẻ đẹp ấy

Bài Làm:

  • Bức tranh thiên nhiên và con người ở đây lại mang những vẻ đẹp mới khác với bức tranh trên, nhưng lại bổ sung cho bức tranh Tây Tiến thêm hoàn mĩ với những sắc màu đầy ấn tượng, khó quên. Đó là bức tranh mĩ lệ, duyên dáng và đặc biệt là rất thanh bình ngỡ như không còn tiếng súng, không còn chiến tranh, chết chóc của những nơi các anh đã đi qua in rõ tâm hồn người lính Tây Tiến lãng mạn, hào hoa, yêu đời.

Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa 
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lèn man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ

    • Cụm từ “kìa em” thể hiện sự ngạc nhiên đầy thích thú của người chiến sĩ, những cô gái lào trong trang phục truyền thống cùng góp vui với những anh chiến sĩ trẻ
    • Hội đuốc hoa bừng trong ánh sáng của đuốc, ngập tràn trong âm thanh của tiếng khèn, mê man trong man điệu e ấp của những cô gái và ấm áp trong tình quân dân gắn bó khăng khít
  • Vẻ đẹp của bốn câu sau là vẻ đẹp của một bức tranh có gam màu nhạt với những đường nét uyển chuyển, những hình ảnh chấm phá mà đầy sức khơi gợi:

Người đi Mộc Châu chiều sương ấy 
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa

    • Những từ “có nhớ”, “có thấy” thể hiện được nỗi bâng khuâng không muốn rời. có nhớ chiều sương Châu Mộc bảng lảng mơ hồ với những con thuyền trôi trên mặt nước bến bờ hoang dại yên tĩnh
    • “dáng người trên độc mộc” đó là dáng đứng đẹp, hiên ngang, hùng dũng của một chàng trai hay một cô gái
    • Nhớ thiên nhiên với những đóa hoa rừng như đong đưa tình tứ muốn níu bước chân người lính-> câu thơ như có chất nhạc chất họa.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Soạn văn bài: Tây Tiến

Câu 1 (Trang 90 SGK) Theo văn bản, bài thơ có bốn đoạn. Nêu ý chính của mỗi đoạn và chỉ ra mạch liên kết giữa các đoạn.

Xem lời giải

Câu 2 (Trang 90 SGK) Nét đặc sắc của bức tranh thiên nhiên được vẽ ra ở đoạn thơ thứ nhất? Hình ảnh đoàn quân Tây Tiến hiện ra trên nền cảnh thiên nhiên ấy như nào?

Xem lời giải

Câu 4 (Trang 90 SGK) Phân tích hình ảnh người lính Tây Tiến được tác giả tập trung khắc họa ở đoạn thơ thứ ba. Qua đó, hãy làm rõ vẻ đẹp lãng mạn và chất bi tráng của hình ảnh người lính Tây Tiến.

Xem lời giải

Câu 5 (Trang 90 SGK) Ở đoạn thơ thứ tư, nỗi nhớ Tây Tiến được diễn tả như thế nào? Vì sao nhà thơ viết “Hồn về Sầm Nưa chẳng về xuôi”?

Xem lời giải

Luyện tập

Bài tập 1 (Luyện tập - Trang 90)

Bút pháp của Quang Dũng trong bài thơ là bút pháp hiện thực hay lãng mạn. Phân tích so sánh tác phẩm “Tây tiến” của Quang Dũng để làm rõ bút pháp đó.

Xem lời giải

Bài tập 2 (Luyện tập - Trang 90)

Qua bài thơ, anh/chị hình dung như thế nào về chân dung người lính Tây Tiến?

Xem lời giải

Phần tham khảo, mở rộng

Câu 1: Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Tây Tiến của Quang Dũng

Xem lời giải

Câu 2: Bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng cất lên “ Nghe như ngậm nhạc trong miệng ” Phân tích bài thơ Tây Tiến để làm rõ ngòi bút nghệ thuật của Quang Dũng.

Xem lời giải

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1Trình bày những nội dung chính trong bài Tây Tiến. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 12 tập 1

Xem lời giải

Xem thêm các bài Soạn văn 12 tập 1, hay khác:

Xem thêm các bài Soạn văn 12 tập 1 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 12 giúp bạn học tốt hơn.

Xem Thêm

Lớp 12 | Để học tốt Lớp 12 | Giải bài tập Lớp 12

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 12, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 12 giúp bạn học tốt hơn.