III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN
ĐỀ 1
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Người Chăm-pa tiếp thu tôn giáo nào?
- A. Phật giáo
- B. Hin-đu giáo
- C. Hồi giáo
- D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 2: Óc Eo là tên gọi của:
- A. Một di chỉ khảo cổ học ở Nam Bộ.
- B. Một tỉnh thuộc Nam Bộ.
- C. Một tiểu quốc của Vương quốc Chân Lạp.
- D. Một cảng thị ở miền Trung và Tây Nguyên.
Câu 3: Cư dân Phù Nam phát triển loại hình kinh tế nông nghiệp nào sau đây?
- A. Kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước và chăn nuôi.
- B. Kinh tế nông nghiệp nương rẫy.
- C. Kinh tế chăn nuôi đại gia súc.
- D. Kinh tế vườn – ao – chuồng.
Câu 4: Đứng đầu là vua, giúp vua có các Lạc hầu, Lạc tướng là đặc điểm chung của quốc gia cổ nào?
- A. Văn Lang và Âu Lạc.
- B. Chăm-pa và Phù Nam.
- C. Văn Lang và Phù Nam.
- D. Văn Lang và Chăm-pa.
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1: Điều kiện dân cư tác động đến việc hình thành văn minh Chăm-pa như thế nào?
Câu 2: Nêu nhận xét chung về đời sống vật chất và tinh thần của văn minh Văn Lang – Âu Lạc.
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Đáp án
D
A
A
A
Tự luận:
Câu 1:
- Cư dân bản địa sinh sống lâu dài ở vùng duyên hải và một phần cao nguyên miền Trung Việt Nam.
- Bên cạnh đó, còn có sự xuất hiện của bộ phận cư dân nổi tiếng Mã Lai - Đa Đảo.
- Những nhóm cư dân này cộng cư với nhau và là chủ nhân đầu tiên của văn minh Chăm-pa.
Câu 2:
+ Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang – Âu Lạc phong phú, đặc sắc và phù hợp với điều kiện tự nhiên của nước ta.
+ Đời sống vật chất và tinh thần đó đã hoà quyện với nhau trong con người Lạc Việt, tạo nên tính cộng đồng sâu sắc.