I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
ĐỀ 1
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Văn minh Phù Nam được hình thành và phát triển chủ yếu ở khu vực nào?
- A. Đồng bằng châu thổ sông Hồng.
- B. Các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên Việt Nam.
- C. Khu vực Nam Bộ Việt Nam.
- D. Vùng duyên hải Trung Bộ và Nam Bộ Việt Nam.
Câu 2: Óc Eo là tên gọi của:
- A. Một di chỉ khảo cổ học ở Nam Bộ.
- B. Một tỉnh thuộc Nam Bộ.
- C. Một tiểu quốc của Vương quốc Chân Lạp.
- D. Một cảng thị ở miền Trung và Tây Nguyên.
Câu 3: Văn minh Văn Lang – Âu Lạc được phát triển trên cơ sở của nền văn hoá nào?
- A. Văn hoá Sa Huỳnh.
- B. Văn hoá Đông Sơn
- C. Văn hoá Óc Eo.
- D. Văn hoá Đồng Nai.
Câu 4: Công trình nào sau đây là thành tựu tiêu biểu của văn minh Chăm-pa?
- A. Thành Cổ Loa.
- B. Tháp Bà Pô Na-ga.
- C. Cảng thị Óc Eo.
- D. Tháp Phổ Minh.
Câu 5: Tổ chức Nhà nước thời Văn Lang – Âu Lạc theo thứ tự từ trung ương xuống địa phương là:
- A. Vua – Lạc hầu, Lạc tướng – Lạc dân.
- B. Vua – Vương công, quý tộc – Bồ chính.
- C. Vua – Lạc hầu, Lạc tướng – Bộ chính.
- D. Vua – Lạc hầu, Lạc tướng – Tù trưởng.
Câu 6: Đặc điểm của Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc là:
- A. Bộ máy nhà nước khá hoàn chỉnh, đứng đầu là vua.
- B. Bộ máy nhà nước phức tạp với nhiều bộ phận.
- C. Nhà nước sơ khai nhưng không còn là tổ chức bộ lạc.
- D. Nhà nước ra đời sớm nhất ở khu vực châu Á.
Câu 7: Ý nào sau đây không đúng về đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang – Âu Lạc?
- A. Về tín ngưỡng thì có tục thờ cúng tổ tiên và những người có công với cộng đồng
- B. Về nghệ thuật, các cư dân Văn Lang – Âu Lạc đã đạt đến một trình độ thẩm mĩ khá cao.
- C. Về âm nhạc thì khá phát triển với sự xuất hiện của nhiều loại nhạc cụ và hình thức biểu diễn.
- D. Về hội hoạ, tuy chưa có nhiều công cụ nhưng hội hoạ đã có nhiều bước tiến vượt bậc, nổi bật là tranh thuỷ mặc.
Câu 8: Cư dân Phù Nam phát triển loại hình kinh tế nông nghiệp nào sau đây?
- A. Kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước và chăn nuôi.
- B. Kinh tế nông nghiệp nương rẫy.
- C. Kinh tế chăn nuôi đại gia súc.
- D. Kinh tế vườn – ao – chuồng.
Câu 9: Câu nào sau đây không đúng về văn minh Chăm-pa?
- A. Cơ sở quan trọng cho sự hình thành của Nhà nước Chăm-pa sau này là sự phát triển nội tại của những tổ chức xã hội từ thời văn hoá Sa Huỳnh.
- B. Việc tiếp thu những thành tựu của văn minh Ấn Độ và văn minh Đại Việt góp phần đưa nền văn minh Chăm-pa phát triển rực rỡ.
- C. Ở cấp trung ương, đứng đầu Nhà nước Chăm-pa là vua, có quyền lực tối cao, theo chế độ cha truyền con nối.
- D. Cư dân Chăm-pa có hoạt động kinh tế đa dạng: trồng lúa trên các vùng đồng bằng lưu vực của các con sông, chăn nuôi gia súc, làm nghề thủ công
Câu 10: Câu nào sau đây là đúng?
- A. Bộ máy nhà nước Văn Lang – Âu Lạc đơn giản nhưng có tính chuyên chế, tập quyền cao.
- B. Trống đồng Đông Sơn là bảo vật chung của các cộng đồng cư dân cổ sinh sống trên đất nước Việt Nam.
- C. Cơ cấu bữa ăn của người Việt cổ là cơm, rau, cá,... Nhà ở chủ yếu là nhà sản.
- D. Các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam đều có nguồn gốc hoàn toàn bản địa.
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Đáp án
C
A
B
B
C
Câu hỏi
Câu 6
Câu 7
Câu 8
Câu 9
Câu 10
Đáp án
C
D
A
B
C