Đặc sắc nghệ thuật trong sáng tác của Nguyễn Dữ qua hai tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương và Chuyện chức phán sự đền Tản Viên

Đề bài: Đặc sắc nghệ thuật trong sáng tác của Nguyễn Dữ qua hai tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương và Chuyện chức phán sự đền Tản Viên

Bài Làm:

Nguyễn Dữ là một trong những nhà văn tiêu biểu trong nền văn học trung đại Việt Nam. Với 'Truyền kì mạn lục", ông đã đưa tác phẩm này trở thành “thiên cổ kì bút”. Nội dung chủ yếu của "Truyền kì mạn lục" là chuyện tình đậm hương son phấn và chuyện quái dị quỷ thần. Để chuyển tải thành công những nội dung ấy, nhà văn đã sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật. Những yếu tố nghệ thuật ấy đã được biểu hiện vô cùng đặc sắc thông qua “Chuyện người con gái Nam Xương” và “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên.”

Nghệ thuật của tác phẩm trước tiên được thể hiện ở sự tài tình trong việc xây dựng tình huống truyện. Tình huống truyện ở cả hai tác phẩm tuy đơn giản nhưng lại kịch tính, thông qua đó thể hiện được tính cách của nhân vật. “Chuyện người con gái Nam Xương” kể về người con gái có tên là Vũ Thị Thiết, quê ở Nam Xương. Nàng là người có dung hạnh vẹn toàn, chồng là Trương Sinh tính tình hay ghen, Vũ Nương sắp đến kì sinh nở thì chồng bị gọi đi lính. Để đỡ nhớ chồng, nàng hay đùa với con bằng cách chỉ cái bóng của mình lên vách và nói với con đó là cha Đản. Từ chiến trường trở về, vì tính ghen tuông mù quáng, Trương Sinh đã đánh mắng Vũ nương rồi đuổi nàng đi, dù cho hàng xóm khuyên ngăn. Không thể thanh minh được, Vũ Nương đã trẫm mình xuống dòng sông Hoàng Giang, để lấy cái chết minh oan cho mình.” Câu chuyện thắt nút ở đây, tạo nên sự hiểu nhầm của người chồng, vô tình đẩy cuộc đời mình vào bi kịch tưởng như không thể hóa giải. Để rồi sau đó, tác giả đã mở nút câu chuyện: Buổi tối Đản chỉ vào cái bóng trên tường và nói ”Đấy cha Đản lại đến kia kìa”. Trương Sinh ân hận vô cùng nhưng việc đã rồi. Câu chuyện kết thúc với hình ảnh chàng Trương lập đàn giải oan cho nàng, quả thấy Vũ Nương ngồi trên kiệu hoa ở giữa dòng với cờ tán võng lọng rực rỡ cả một đoạn sông thoắt ẩn thoắt hiện. Nàng từ biệt và không thể trở về trần gian được nữa.

 Còn “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” kể về Ngô Tử Văn, một kẻ sĩ nổi tiếng khẳng khái, chính trực vốn không chịu được sự tác yêu quái của hồn một tên tướng bại trận nên đã đốt đền của hắn, trừ hại cho dân. Tên hung thần đe dọa Tử Văn và kiện chàng ở âm phủ. Tử Văn được thổ thần mách bảo về tung tích và tội ác của tên tướng giặc, đồng thời bày cho chàng cách đối phó với hắn. Tử Văn bị bắt giải xuống âm phủ. Đứng trước Diêm Vương, chàng đã không hề run sợ mà dũng cảm vạch trần mọi tội ác của tên hung thần. Có bằng chứng của thổ thần, mọi lời nói của Tử Văn được minh xác là sự thật. Cuối cùng công lý được thực thi: tên tướng giặc và bọn phán sự vô trách nhiệm bị trừng trị, thổ thần được phục chức, Tử Văn được sống lại. Tiếp sau đó nhờ thổ thần tiến cử Tử Văn được nhận chức phán sự đền Tản Viên chuyên trông coi việc xử án.” Các tình tiết trong câu chuyện được sắp xếp rất hợp lý, có thắt nút, mở nút, có cao trào, phát triển..., đưa chúng ta đến những cảnh ngộ éo le, sự hối hận của nhân vật và nhẹ nhõm khi mọi chuyện được giải quyết.

 Ngoài ra, nghệ thuật khắc họa nhân vật cũng vô cùng đặc sắc. Nội tâm nhân vật không được hiện ra, nhưng ta vẫn có thể đánh giá tính cách của họ thông qua lời giới thiệu và qua hành động của chính bản thân nhân vật. Xuất thân trong một gia đình "kẻ khó", nhưng Vũ Nương vừa có nhan sắc vừa có đức hạnh: "tính đã thùy mị, nết na, lại thêm có tư dung tốt đẹp". Nàng là một cô gái danh giá nên Trương Sinh, con nhà hào phú "mến vì dung hạnh" đã xin với mẹ đem trăm lạng vàng cưới về. Trong đạo vợ chồng, Vũ Nương là một người phụ nữ thông minh, đôn hậu, biết chồng có tính "đa nghi", nàng đã "giữ gìn khuôn phép" không để xảy ra cảnh vợ chồng phải "thất hòa". Vũ Nương là một phụ nữ đảm đang, giàu tình thương. Chồng ra trận mới được một tuần thì nàng sinh ra một đứa cọn trai đặt tên là Đản. Mẹ chồng già yếu, ốm đau, nàng "hết sức thuốc thang", "ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn". Vừa phụng dưỡng mẹ già, vừa chăm sóc nuôi dạy con thơ. Lúc mẹ chồng qua đời, nàng đã "hết lời thương xót", việc ma chay tế lễ được lo liệu, tổ chức rất chu đáo "như đối với cha mẹ đẻ mình". Qua đó, ta thấy trong Vũ Nương cùng xuất hiện 3 con người tốt đẹp: nàng dâu hiếu thảo, người vợ đảm đang thủy chung, người mẹ hiền đôn hậu. Đó là hình ảnh người phụ nữ lí tưởng trong xã hội phong kiến ngày xưa.

 Đối với nhân vật Ngô Tử Văn, chàng vốn khảng khái, nóng nảy, thấy sự tà gian thì không thể chịu được, vùng Bắc người ta thường khen là một người cương trực. Lời giới thiệu ấy đã được minh chứng thông qua hành động đốt đền. Hành động đó xuất phát từ mong muốn diệt trừ yêu ma, trừ hại cho dân, cũng từ đó giúp ta thấy được cốt cách của một người dũng cảm, tin vào chính nghĩa, bênh vực người lương thiện của chàng. Ngoài ra, sự cứng cỏi của Ngô Tử Văn còn được thể hiện thông qua thái độ của chàng dành cho tên tướng giặc. Trước sự ngang ngược trắng trợn, quyền phép đáng sợ của hồn ma tướng giặc, Ngô Tử Văn vẫn điềm nhiên, không hề run sợ mà tự tin, không coi những lới đe dọa ra gì, thậm chí chẳng thèm tiếp lời hồn ma tướng giặc.

 Cuối cùng, giá trị nghệ thuật của hai tác phẩm được thể hiện qua yếu tố kì ảo trong truyện. Trong cả hai tác phẩm đều có rất nhiều yếu tố kì ảo, như khi Phan Lang nằm mộng rồi thả rùa vàng; lạc vào động rùa của Linh Phi; được đãi yến tiệc và gặp Vũ Nương; được sứ giả của Linh Phi rẽ nước đưa về dương thế. Vũ Nương hiện ra lúc ẩn lúc hiện rồi biến mất sau khi Trương Sinh lập đàn giải oan cho nàng ở bến sông Hoàng Giang... Những tình tiết này đã góp phần hoàn chỉnh nét đẹp của Vũ Nương – khao khát phục hồi danh dự; đồng thời tạo cái kết có hậu, thể hiện ước mơ của nhân dân: người tốt được minh oan và đền trả xứng đáng. Ngoài ra, nó còn thể hiện niềm cảm thương của tác giả đối với số phận bi thảm của người phụ nữ trong chế độ phong kiến.

 Nếu yếu tố kì ảo được đưa vào cuối truyện “Chuyện người con gái Nam Xương”, thì ở “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”, yếu tố kì ảo trải dài xuyên suốt câu chuyện. Các nhân vật quỷ, quỷ Dạ Xoa chỉ xuất hiện thoáng qua, không có ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của cốt truyện nhưng chính chúng lại góp phần mang đến không khí rùng rợn, kinh hãi đặc trưng của chốn âm ti, địa phủ cho câu chuyện. Sự kì ảo nhờ đó được gia tăng. Tử Văn không nằm trong số các nhân vật thần kì của truyện nhưng lại gắn với sự việc chết đi (hai ngày). Sống lại rồi lại chết và được nhập vào cõi tiên. Đó cũng là một yếu tố kì ảo của truyện. Những sự việc này được sắp đặt ở cuối như một kết thúc có hậu cho Tử Văn và câu chuyện, thế hiện triết lí ở hiền gặp lành của nhà văn.

 Có thể nói, các tác phẩm trong Truyền kì mạn lục không chỉ có giá trị về mặt nội dung, mà còn đặc sắc về mặt nghệ thuật. Thông qua những giá trị ấy, tác giả đã phản ánh cho chúng ta hiện thực xã hội đương thời, cũng như những bài học nhân sinh về lẽ sống ở đời. Với ý nghĩa ấy, tác phẩm chắc chắn sẽ còn sống mãi với thời gian, sống mãi trong lòng bạn đọc.

 

 => Trên đây là bài viết tham khảo. Tuy nhiên, nếu bạn học sinh nào muốn viết theo ý mình thì ConKec có dàn ý để các bạn dễ viết bài.

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Nguyễn Dữ và giá trị nghệ thuật của hai tác phẩm là "Chuyện người con gái Nam Xương" và "Chuyện chức phán sự đền Tản Viên"

2. Thân bài

- Nghệ thuật của tác phẩm trước tiên được thể hiện ở sự tài tình trong việc xây dựng tình huống truyện. 

  • Chuyện người con gái Nam Xương
  • Chuyện chức phán sự đền Tản Viên

-> Tình huống truyện ở cả hai tác phẩm tuy đơn giản nhưng lại kịch tính, thông qua đó thể hiện được tính cách của nhân vật. 

- Nghệ thuật của tác phẩm còn được thể hiện ở nghệ thuật khắc họa nhân vật. 

  • Nhân vật Vũ Nương: nàng dâu hiếu thảo, người vợ đảm đang thủy chung, người mẹ hiền đôn hậu. Đó là hình ảnh người phụ nữ lí tưởng trong xã hội phong kiến ngày xưa.
  • Nhân vật Ngô Tử Văn: chàng vốn khảng khái, nóng nảy, thấy sự tà gian thì không thể chịu được, vùng Bắc người ta thường khen là một người cương trực.

-> Nội tâm nhân vật không được hiện ra, nhưng ta vẫn có thể đánh giá tính cách của họ thông qua lời giới thiệu và qua hành động của chính bản thân nhân vật.

- Nghệ thuật của tác phẩm được biểu hiện ở yếu tố kì ảo, hoang đường.

  • Yếu tố kì ảo cuối truyện "Chuyện người con gái Nam Xương": Phan Lang nằm mộng rồi thả rùa vàng; lạc vào động rùa của Linh Phi; được đãi yến tiệc và gặp Vũ Nương; được sứ giả của Linh Phi rẽ nước đưa về dương thế. Vũ Nương hiện ra lúc ẩn lúc hiện rồi biến mất sau khi Trương Sinh lập đàn giải oan cho nàng ở bến sông Hoàng Giang... 
  • Yếu tố kì ảo xuyên suốt truyện "Chuyện chức phán sự đền Tản Viên": Các nhân vật quỷ, quỷ Dạ Xoa chỉ xuất hiện thoáng qua, không có ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của cốt truyện nhưng chính chúng lại góp phần mang đến không khí rùng rợn, kinh hãi đặc trưng của chốn âm ti, địa phủ cho câu chuyện. Tử Văn không nằm trong số các nhân vật thần kì của truyện nhưng lại gắn với sự việc chết đi (hai ngày). Sống lại rồi lại chết và được nhập vào cõi tiên. 

3. Kết bài

- Khẳng định giá trị các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Dữ (về mặt nội dung và nghệ thuật)

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Soạn văn 10 tập 2 bài chuyện chức phán sự đền Tản Viên trang 55 sgk

Câu 1: trang 60 sgk Ngữ văn 10 tập 2

Theo anh (chị) việc làm của nhân vật Ngô Tử Văn có ý nghĩa gì?

a. Thể hiện quan điểm và thái độ của người trí thức muốn đả phá sự mê tín thần linh của quần chúng bình dân.

b. Thể hiện sự khảng khái, chính trực và dũng cảm muốn vì dân trừ hại.

c. Thể hiện tính hiếu thắng của người trẻ tuổi.

d. Thể hiện tinh thần dân tộc, mạnh mẽ qua việc diệt trừ tên giặc xâm lược hung bạo, bảo vệ Thổ thần nước Việt, người từnơ có công giúp Lý Nam Đế chống ngoại xâm.

e. Ý kiến khác.

Giải thích nguyên nhân sự lựa chọn của anh (chị)

Xem lời giải

Câu 2: trang 61 sgk Ngữ văn 10 tập 2

Theo anh (chị) chi tiết Diêm Vương xử kiện ở âm phủ thể hiện điều gì ?

a. Thể hiện niềm tin của người thời trung đại: bên cạnh cõi trần còn có một thế giới khác là âm phủ, nơi con người sau khi chết sẽ phải đến để nhận sự phán xét, thưởng phạt về những việc làm của mình khi còn sống.

b. Thể hiện khát vọng công lí chưa thực hiện được trong cuộc sống trần thế của người xưa.

c. Là chi tiết cần thiết nhằm đẩy kịch tính của truyện đến cao trào để nhân vật chính - Ngô Tử Văn - có dịp bộc lộ bản lĩnh, khí phách của mình.

d. Có ý nghĩa khuyên răn, giáo dục con người nên sống và hành động thế nào cho đúng đắn, hợp lẽ phải, tránh làm điều ác.

e. Ý kiến khác

Giải thích lí do sự lựa chọn của anh (chị).

Xem lời giải

Câu 3: trang 61 sgk Ngữ văn 10 tập 2

Chi tiết Ngô Tử Văn được nhậm chức Phán sự ở đền Tản Viên có ý nghĩa gì?

Xem lời giải

Câu 4: trang 61 sgk Ngữ văn 10 tập 2

Phân tích nghệ thuật kể chuyện đặc sắc của Nguyễn Dữ

Xem lời giải

Câu 5: trang 61 sgk Ngữ văn 9 tập 2

Nêu chủ đề của truyện

Xem lời giải

III- LUYỆN TẬP

Câu 1: trang 61 sgk Ngữ văn 10 tập 2

Nếu được yêu cầu viết đoạn kết thúc của truyện, anh (chị) sẽ đồng tình với cách kết thúc như đã có hay sẽ chọn một cách kết thúc khác? Trình bày và giải thích ý kiến của mình?

Xem lời giải

Câu 2: trang 61 sgk Ngữ văn 10 tập 2

Tóm tắt truyện( không quá 20 dòng)

Xem lời giải

Đề bài: Giá trị nội dung và nghệ thuật của Chuyện chức phán sự đền Tản Viên

Xem lời giải

Đề bài: Phân tích hình tượng nhân vật Ngô Tử Văn trong tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ

Xem lời giải

Đề bài: Phân tích Chuyện chức phán sự đền Tản Viên để thấy chủ nghĩa nhân đạo được Nguyễn Dữ gửi gắm trong tác phẩm.

Xem lời giải

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Hãy nêu ngắn gọn những nội dung chính và chi tiết kiến thức trọng tâm bài học "Chuyện chức phán sự đền Tản Viên"

Xem lời giải

Xem thêm các bài Soạn văn 10 tập 2, hay khác:

Xem thêm các bài Soạn văn 10 tập 2 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập